Cuộc họp bộ trưởng tài chính các nước Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) diễn ra ngày 16/9 ở Wroclaw, Tây Nam Ba Lan, lần đầu tiên có sự tham dự của đại diện Mỹ với tư cách là khách mời.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner tham dự hội nghị đã thúc giục châu Âu nhanh chóng giải quyết khủng hoảng nợ công.
Ông Geithner đã cảnh báo về "những nguy cơ mang tính thảm họa" đối với thị trường tài chính quốc tế nếu châu Âu không nhanh chóng ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công.
Ông cũng đề nghị các nước khu vực tăng quy mô của Cơ chế ổn định tài chính châu Âu (ESSF), hiện trị giá 440 tỷ euro (607 tỷ USD), để hỗ trợ các nước đang gặp rắc rối, đồng thời nhanh chóng hành động nhằm "chống đỡ" hệ thống tài chính và ngân hàng.
Bộ trưởng Tài chính Geithner khẳng định châu Âu phải “Hành động nhanh hơn, phải nỗ lực chung với Mỹ.” Nói cách khác, là phải đổ thêm tiền vào quỹ cứu trợ và đừng đẩy Hy Lạp vào bước đường cùng, vì Hy Lạp vỡ nợ thì không một quốc gia nào thoát nạn.
Mối lo âu này đã được chính Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo hồi đầu tuần, khi nói rằng: "Hy Lạp là mối lo đầu tiên, nhưng nếu Italia và Tây Ban Nha bị thị trường tài chính tấn công thì tình thế sẽ nghiêm trọng hơn.”
Giới phân tích cho rằng những động thái này cho thấy Mỹ rất quan ngại trước thái độ chậm chạp của châu Âu trong việc thực hiện giải pháp cứu nguy cho Hy Lạp và giảm thiểu nợ công.
Trước đó, ngày 15/9, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF, Christine Lagarden nhận định các nền kinh tế phương Tây đang “rơi vào vòng luẩn quẩn” và càng ngày càng nghiêm trọng hơn "do thái độ chần chừ của giới lãnh đạo chính trị.”
Theo bà Christine Lagarden, phương Tây bị nợ quá nhiều đã gây ra nhiều bất trắc cho tất cả các nền kinh tế, cho ngành ngân hàng châu Âu và các gia đình tại Mỹ./.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner tham dự hội nghị đã thúc giục châu Âu nhanh chóng giải quyết khủng hoảng nợ công.
Ông Geithner đã cảnh báo về "những nguy cơ mang tính thảm họa" đối với thị trường tài chính quốc tế nếu châu Âu không nhanh chóng ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công.
Ông cũng đề nghị các nước khu vực tăng quy mô của Cơ chế ổn định tài chính châu Âu (ESSF), hiện trị giá 440 tỷ euro (607 tỷ USD), để hỗ trợ các nước đang gặp rắc rối, đồng thời nhanh chóng hành động nhằm "chống đỡ" hệ thống tài chính và ngân hàng.
Bộ trưởng Tài chính Geithner khẳng định châu Âu phải “Hành động nhanh hơn, phải nỗ lực chung với Mỹ.” Nói cách khác, là phải đổ thêm tiền vào quỹ cứu trợ và đừng đẩy Hy Lạp vào bước đường cùng, vì Hy Lạp vỡ nợ thì không một quốc gia nào thoát nạn.
Mối lo âu này đã được chính Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo hồi đầu tuần, khi nói rằng: "Hy Lạp là mối lo đầu tiên, nhưng nếu Italia và Tây Ban Nha bị thị trường tài chính tấn công thì tình thế sẽ nghiêm trọng hơn.”
Giới phân tích cho rằng những động thái này cho thấy Mỹ rất quan ngại trước thái độ chậm chạp của châu Âu trong việc thực hiện giải pháp cứu nguy cho Hy Lạp và giảm thiểu nợ công.
Trước đó, ngày 15/9, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF, Christine Lagarden nhận định các nền kinh tế phương Tây đang “rơi vào vòng luẩn quẩn” và càng ngày càng nghiêm trọng hơn "do thái độ chần chừ của giới lãnh đạo chính trị.”
Theo bà Christine Lagarden, phương Tây bị nợ quá nhiều đã gây ra nhiều bất trắc cho tất cả các nền kinh tế, cho ngành ngân hàng châu Âu và các gia đình tại Mỹ./.
(TTXVN/Vietnam+)