Chuyến thăm ba quốc gia châu Phi gồm Senegal, Nam Phi và Tanzania từ 26/6 đến 3/7 là chuyến công du đầu tiên của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến châu Phi kể từ khi ông tái đắc cử và là sứ mệnh thứ hai kể từ khi nắm quyền điều hành nước Mỹ vào năm 2009.
Washington đặt vào chuyến đi này nhiều hy vọng tăng cường hơn nữa các cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp Mỹ, giải quyết các vấn đề phát triển như an ninh lương thực, y tế, giáo dục.
Thực tế, dường như Tổng thống da đen Obama không "quan tâm" đến châu Phi nhiều như những tổng thống trước đó của Mỹ. Ví dụ, cựu Tổng thống Bill Clinton trong 8 năm lãnh đạo nước Mỹ đã thăm 10 quốc gia châu Phi và đã ký Luật Phát triển và Cơ hội của Châu Phi (AGOA), trong đó dỡ bỏ các hạn chế thương mại đối với hơn 6.000 mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ từ 35 quốc gia châu Phi.
Sau đó, Tổng thống George W.Bush đã công du 11 quốc gia ở châu lục này và cũng thúc đẩy hỗ trợ trực tiếp cho chương trình y tế được khởi động vào năm 2003 nhằm giúp đỡ 4 triệu người dân châu Phi chống lại dịch HIV/AIDS, thành lập cơ quan cung cấp viện trợ của Mỹ cho các nước châu Phi đáp ứng các tiêu chuẩn về quản lý hiệu quả...
Sự "thiếu quan tâm" trong chính sách châu Phi của ông Obama có cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan và chuyến công du "lịch sử" vừa rồi được coi là sự tái khởi động chính sách của Mỹ ở địa bàn chiến lược này.
Trước chuyến công du châu Phi của Obama, Chính phủ Mỹ cho biết sẽ giúp các nước châu Phi tăng cường công tác quản lý nhà nước. Tại chặng dừng chân đầu tiên ở thủ đô Dakar (Senegal) vào ngày 27/6, ông Obama cam kết Mỹ sẽ vẫn là đối tác tin cậy giúp các nước châu Phi củng cố tiến trình bầu cử, bảo đảm an ninh và đến nay Mỹ đã cung cấp hơn 292 triệu USD cho các nỗ lực này.
Ngoài ra, ông Obama còn công bố khởi động chương trình đào tạo chống tham nhũng, kéo dài hai năm, cho các nước thuộc Tây Phi.
Trước đó, ông Obama đã hội đàm với Tổng thống Senegal Macky Sall, tập trung thảo luận về tình trạng thiếu lương thực, nghiện ma túy tại Senegal cũng như quan hệ hợp tác Mỹ-Senegal trong gìn giữ hòa bình, chống khủng bố.
Còn tại cuộc hội đàm chính thức với người đồng cấp Nam Phi Jacob Zuma ở thủ đô Pretoria ngày 29/6, ông Obama khẳng định Nam Phi là một đối tác quan trọng của Mỹ, vì đây là cửa ngõ của châu lục và hai nước nhất trí tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư song phương.
Trong khi ông Obama cam kết sẽ đầu tư vào nền kinh tế trụ cột của châu lục vì lợi ích của cả hai bên, thì nhà lãnh đạo Nam Phi coi đây là một chuyến thăm "lịch sử", đưa các mối quan hệ kinh tế, chính trị cũng như quan hệ giữa người dân hai nước lên một tầm cao mới...
Ông Obama tuyên bố ủng hộ đề nghị của ông Zuma trong việc gia hạn Luật Tăng trưởng và Cơ hội châu Phi (AGOA), trong đó quy định miễn thuế cho 6.000 mặt hàng xuất khẩu từ châu Phi vào Mỹ, sẽ hết hiệu lực vào năm 2015.
Trong bài diễn văn chính tại Cape Town (Nam Phi), ông Obama đã phác họa một mô hình mới về giao tiếp của Hoa Kỳ với châu Phi, gồm sự hỗ trợ về cơ hội kinh tế và dân chủ nhiều hơn, cùng với những giải pháp dẫn đến an ninh do Phi châu dẫn đầu.
Tại Đại học Cape Town, Tổng thống Obama đã đọc diễn văn giới thiệu một hình ảnh bao hàm các mục tiêu chính sách của Mỹ đối với châu Phi, trong đó có viện trợ, thương mại và đầu tư, y tế, và hợp tác an ninh.
Theo ông, Mỹ sẽ nhập cuộc trong một lục địa mà ông mô tả là trong tư thế cất cánh, với thương mại và đầu tư mới và những bước để hạ các rào cản thương mại.
Ông Obama cũng nhắc tới sáng kiến về an ninh lương thực của ông nhằm giúp đưa 50 triệu người ra khỏi tình trạng nghèo khó trong vòng 10 năm.
Tổng thống Obama đã công bố Sáng kiến "Điện châu Phi," theo đó Mỹ sẽ đầu tư 7 tỷ USD cho việc phát triển các cơ sở điện lực ở sáu nước châu Phi gồm Ethiopia, Ghana, Kenia, Liberia, Nigeria và Tanzania nhằm nâng gấp đôi số người được tiếp cận nguồn điện mà hiện mới chỉ dành cho 1/3 dân số của châu lục.
Ông Obama cũng cho biết kế hoạch tổ chức một hội nghị thượng đỉnh đầu tiên tại Washington hội tụ các nhà lãnh đạo vùng hạ sa mạc Sahara.
Ngày 1/7, ông Obama đã đến Tanzania, chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du ba nước châu Phi, để tìm những đối tác thương mại mới. Ông Obama cho rằng châu Phi như là “câu chuyện thành công lớn kế tiếp của thế giới" và thông báo một kế hoạch mới có tên "Thương mại châu Phi" với mục đích gia tăng quan hệ thương mại giữa vùng phía nam sa mạc Sahara với Mỹ, với giai đoạn khởi đầu tập trung vào Đông Phi.
Trong suốt chuyến công du ba nước châu Phi, ông Obama đã khẳng định Mỹ muốn có một quan hệ với châu Phi dựa trên thương mại hơn là viện trợ và nhắc tới một "sự chuyển đổi lịch sử" ở châu Phi từ nghèo khó đến một tầng lớp trung lưu ngày một đông đảo hơn, để ở châu lục này ngày càng giảm bớt số người chết vì bệnh tật...
Ông Obama đưa ra những tuyên bố trên trong bối cảnh nhiều nhà quan sát nhận thấy sự trùng hợp trong việc lựa chọn địa bàn công du giữa Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (nhà lãnh đạo Trung Quốc đã lựa chọn Nam Phi và Tanzania trong chuyến công du hồi tháng Ba vừa qua sau khi nhậm chức).
Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất và là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ hai tại Tanzania, tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp, khai thác than, quặng sắt và cơ sở hạ tầng.
Trong khi đó, kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và Nam Phi đạt 59,9 tỷ USD vào năm 2012, gần bằng 1/3 tổng giá trị thương mại của Trung Quốc với châu Phi.
Theo giới phân tích, trong thời gian qua, Mỹ đã bỏ lỡ cơ hội ở thị trường châu Phi khi để Trung Quốc vượt lên dẫn trước về đầu tư. Kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và châu Phi đã tăng mạnh từ 10 tỷ USD năm 2000 lên 200 tỷ USD năm 2012.
Ngoài ra, Trung Quốc còn đầu tư mạnh vào châu lục này với hơn 75 tỷ USD và Trung Quốc 5 năm một lần lại tổ chức Hội nghị Trung Quốc-châu Phi quy tụ gần 50 nhà lãnh đạo châu Phi để thúc đẩy quan hệ với châu Phi.
Các nhà phân tích nhận định Chính phủ Mỹ còn phải nỗ lực hơn nữa trong việc củng cố lại mối quan hệ kinh tế-thương mại với châu Phi để có thể lấy lại vị thế tại châu lục này và tạo xung lực mới cho sự phát triển của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong giai đoạn mới./.
Washington đặt vào chuyến đi này nhiều hy vọng tăng cường hơn nữa các cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp Mỹ, giải quyết các vấn đề phát triển như an ninh lương thực, y tế, giáo dục.
Thực tế, dường như Tổng thống da đen Obama không "quan tâm" đến châu Phi nhiều như những tổng thống trước đó của Mỹ. Ví dụ, cựu Tổng thống Bill Clinton trong 8 năm lãnh đạo nước Mỹ đã thăm 10 quốc gia châu Phi và đã ký Luật Phát triển và Cơ hội của Châu Phi (AGOA), trong đó dỡ bỏ các hạn chế thương mại đối với hơn 6.000 mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ từ 35 quốc gia châu Phi.
Sau đó, Tổng thống George W.Bush đã công du 11 quốc gia ở châu lục này và cũng thúc đẩy hỗ trợ trực tiếp cho chương trình y tế được khởi động vào năm 2003 nhằm giúp đỡ 4 triệu người dân châu Phi chống lại dịch HIV/AIDS, thành lập cơ quan cung cấp viện trợ của Mỹ cho các nước châu Phi đáp ứng các tiêu chuẩn về quản lý hiệu quả...
Sự "thiếu quan tâm" trong chính sách châu Phi của ông Obama có cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan và chuyến công du "lịch sử" vừa rồi được coi là sự tái khởi động chính sách của Mỹ ở địa bàn chiến lược này.
Trước chuyến công du châu Phi của Obama, Chính phủ Mỹ cho biết sẽ giúp các nước châu Phi tăng cường công tác quản lý nhà nước. Tại chặng dừng chân đầu tiên ở thủ đô Dakar (Senegal) vào ngày 27/6, ông Obama cam kết Mỹ sẽ vẫn là đối tác tin cậy giúp các nước châu Phi củng cố tiến trình bầu cử, bảo đảm an ninh và đến nay Mỹ đã cung cấp hơn 292 triệu USD cho các nỗ lực này.
Ngoài ra, ông Obama còn công bố khởi động chương trình đào tạo chống tham nhũng, kéo dài hai năm, cho các nước thuộc Tây Phi.
Trước đó, ông Obama đã hội đàm với Tổng thống Senegal Macky Sall, tập trung thảo luận về tình trạng thiếu lương thực, nghiện ma túy tại Senegal cũng như quan hệ hợp tác Mỹ-Senegal trong gìn giữ hòa bình, chống khủng bố.
Còn tại cuộc hội đàm chính thức với người đồng cấp Nam Phi Jacob Zuma ở thủ đô Pretoria ngày 29/6, ông Obama khẳng định Nam Phi là một đối tác quan trọng của Mỹ, vì đây là cửa ngõ của châu lục và hai nước nhất trí tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư song phương.
Trong khi ông Obama cam kết sẽ đầu tư vào nền kinh tế trụ cột của châu lục vì lợi ích của cả hai bên, thì nhà lãnh đạo Nam Phi coi đây là một chuyến thăm "lịch sử", đưa các mối quan hệ kinh tế, chính trị cũng như quan hệ giữa người dân hai nước lên một tầm cao mới...
Ông Obama tuyên bố ủng hộ đề nghị của ông Zuma trong việc gia hạn Luật Tăng trưởng và Cơ hội châu Phi (AGOA), trong đó quy định miễn thuế cho 6.000 mặt hàng xuất khẩu từ châu Phi vào Mỹ, sẽ hết hiệu lực vào năm 2015.
Trong bài diễn văn chính tại Cape Town (Nam Phi), ông Obama đã phác họa một mô hình mới về giao tiếp của Hoa Kỳ với châu Phi, gồm sự hỗ trợ về cơ hội kinh tế và dân chủ nhiều hơn, cùng với những giải pháp dẫn đến an ninh do Phi châu dẫn đầu.
Tại Đại học Cape Town, Tổng thống Obama đã đọc diễn văn giới thiệu một hình ảnh bao hàm các mục tiêu chính sách của Mỹ đối với châu Phi, trong đó có viện trợ, thương mại và đầu tư, y tế, và hợp tác an ninh.
Theo ông, Mỹ sẽ nhập cuộc trong một lục địa mà ông mô tả là trong tư thế cất cánh, với thương mại và đầu tư mới và những bước để hạ các rào cản thương mại.
Ông Obama cũng nhắc tới sáng kiến về an ninh lương thực của ông nhằm giúp đưa 50 triệu người ra khỏi tình trạng nghèo khó trong vòng 10 năm.
Tổng thống Obama đã công bố Sáng kiến "Điện châu Phi," theo đó Mỹ sẽ đầu tư 7 tỷ USD cho việc phát triển các cơ sở điện lực ở sáu nước châu Phi gồm Ethiopia, Ghana, Kenia, Liberia, Nigeria và Tanzania nhằm nâng gấp đôi số người được tiếp cận nguồn điện mà hiện mới chỉ dành cho 1/3 dân số của châu lục.
Ông Obama cũng cho biết kế hoạch tổ chức một hội nghị thượng đỉnh đầu tiên tại Washington hội tụ các nhà lãnh đạo vùng hạ sa mạc Sahara.
Ngày 1/7, ông Obama đã đến Tanzania, chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du ba nước châu Phi, để tìm những đối tác thương mại mới. Ông Obama cho rằng châu Phi như là “câu chuyện thành công lớn kế tiếp của thế giới" và thông báo một kế hoạch mới có tên "Thương mại châu Phi" với mục đích gia tăng quan hệ thương mại giữa vùng phía nam sa mạc Sahara với Mỹ, với giai đoạn khởi đầu tập trung vào Đông Phi.
Trong suốt chuyến công du ba nước châu Phi, ông Obama đã khẳng định Mỹ muốn có một quan hệ với châu Phi dựa trên thương mại hơn là viện trợ và nhắc tới một "sự chuyển đổi lịch sử" ở châu Phi từ nghèo khó đến một tầng lớp trung lưu ngày một đông đảo hơn, để ở châu lục này ngày càng giảm bớt số người chết vì bệnh tật...
Ông Obama đưa ra những tuyên bố trên trong bối cảnh nhiều nhà quan sát nhận thấy sự trùng hợp trong việc lựa chọn địa bàn công du giữa Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (nhà lãnh đạo Trung Quốc đã lựa chọn Nam Phi và Tanzania trong chuyến công du hồi tháng Ba vừa qua sau khi nhậm chức).
Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất và là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ hai tại Tanzania, tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp, khai thác than, quặng sắt và cơ sở hạ tầng.
Trong khi đó, kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và Nam Phi đạt 59,9 tỷ USD vào năm 2012, gần bằng 1/3 tổng giá trị thương mại của Trung Quốc với châu Phi.
Theo giới phân tích, trong thời gian qua, Mỹ đã bỏ lỡ cơ hội ở thị trường châu Phi khi để Trung Quốc vượt lên dẫn trước về đầu tư. Kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và châu Phi đã tăng mạnh từ 10 tỷ USD năm 2000 lên 200 tỷ USD năm 2012.
Ngoài ra, Trung Quốc còn đầu tư mạnh vào châu lục này với hơn 75 tỷ USD và Trung Quốc 5 năm một lần lại tổ chức Hội nghị Trung Quốc-châu Phi quy tụ gần 50 nhà lãnh đạo châu Phi để thúc đẩy quan hệ với châu Phi.
Các nhà phân tích nhận định Chính phủ Mỹ còn phải nỗ lực hơn nữa trong việc củng cố lại mối quan hệ kinh tế-thương mại với châu Phi để có thể lấy lại vị thế tại châu lục này và tạo xung lực mới cho sự phát triển của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong giai đoạn mới./.
Anh Quân (TTXVN)