Các lệnh trừng phạt được đưa ra trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy để đạt được một thỏa thuận hạt nhân mới với Tehran.
Ngày 30/3, Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố nước này sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một cá nhân và mạng lưới công ty của người này vì đã hỗ trợ chương trình tên lửa đạn đạo của Iran.
Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố các biện pháp trừng phạt bổ sung nhằm vào ngành hóa dầu của Iran với mục đích gia tăng sức ép đối với nước này liên quan đến chương trình tên lửa đạn đạo của Tehran.
Ngoại trưởng Iraq tuyên bố, nước này phản đối các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran và đề nghị làm trung gian hòa giải nhằm làm giảm căng thằng hiện nay giữa 2 đồng minh chính của nước này.
Mỹ đang lên kế hoạch "rất sớm" áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung sau khi Iran thông báo ngừng thực hiện một số cam kết trong thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện.
Ngoại trưởng Iran tuyên bố Tehran sẽ tiếp tục tìm kiếm đối tác mua dầu của nước này và sử dụng Eo biển Hormuz để vận chuyển, đồng thời cảnh báo Mỹ "chuẩn bị lãnh hậu quả" nếu cố tình ngăn cản.
Giá dầu châu Á đã chạm mức cao của năm 2019 trong phiên giao dịch 23/4, sau khi Mỹ thông báo quy chế miễn trừ trừng phạt đối với 8 quốc gia và vùng lãnh thổ mua dầu của Iran sẽ kết thúc vào tháng 5.
Đức, Pháp và Anh đã chính thức thành lập một kênh thanh toán các giao dịch của châu Âu nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong giao thương với Iran và tránh các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Mỹ tuyên bố đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 2 lực lượng dân sự nước ngoài được cho là do Iran hỗ trợ tại Syria và 2 hãng hàng không với cáo buộc "vận chuyển vũ khí cho Syria."
Bất chấp sức ép của Mỹ với thị trường dầu mỏ, số khách hàng mua dầu tiềm năng của Tehran đã tăng đáng kể do thị trường cạnh tranh, sự hám lợi và mưu cầu cầu có thêm lợi nhuận.
Trong bài phát biểu trực tiếp trên truyền hình quốc gia, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cảnh báo Mỹ rằng không nước nào sẽ xuất khẩu được dầu mỏ từ vùng Vịnh nếu Iran không thể xuất khẩu dầu.
Chuẩn tướng Amir Hatami ngày 20/11 tuyên bố các biện pháp trừng phạt của Mỹ đã thất bại trong việc làm chậm sự phát triển của Iran và nước Cộng hòa Hồi giáo này sẽ sớm vượt qua các sức ép.
Những biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ cũng như những hạn chế với hoạt động ngoại thương đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc tiếp cận các dịch vụ y tế, thuốc men và vật tư y tế thiết yếu của Iran.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani nhấn mạnh Mỹ đã chọn sai con đường khi tái áp đặt các lệnh trừng phạt nước này, đồng thời cho rằng Washington chắc chắn sẽ thất bại nếu theo con đường này.
Các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào Iran có thể chính là cơ hội để các công ty Thổ Nhĩ Kỳ chinh phục phần thị trường đầy tiềm năng vốn đang nằm trong tay các công ty châu Âu và Trung Quốc.
Đại sứ Iran Gholamali Khoshroo đề nghị Liên hợp quốc yêu cầu Mỹ chịu trách nhiệm về quyết định tái áp đặt trừng phạt đối nhằm bóp nghẹt ngành dầu mỏ và vận tải của nước này.
Ngày 5/11, Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ, ông John Bolton, tuyên bố Mỹ sẽ áp đặt bổ sung thêm các lệnh trừng phạt Iran trong thời gian tới.
Phát biểu trên kênh truyền hình nhà nước ngày 5/11, Tổng thống Iran Hassan Rohani tuyên bố, nước này sẽ vẫn bán dầu và phá vỡ các lệnh trừng phạt mà Mỹ tái áp đặt.
Iran cho rằng các lệnh trừng phạt mới của Mỹ "vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế và là kết quả của thái độ thù địch mù quáng của Chính phủ Mỹ đối với dân tộc Iran."