Thứ trưởng tài chính Mỹ phụ trách các vấn đề quốc tế, Lael Brainard, cho rằng kế hoạch giải cứu mới nhất của châu Âu có "tất cả yếu tố hợp lý" để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công Eurozone.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tìm kiếm thêm thông tin chi tiết khi tham dự Hội nghị các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) diễn ra tại Cannes (Pháp) trong hai ngày 3 và 4/11.
[Eurozone vẫn là một mối đe dọa kinh tế toàn cầu]
Bà Lael Brainard khẳng định tuyên bố mà các nhà lãnh đạo châu Âu đưa ra cuối tuần trước đã có bước đột phá, nhưng Mỹ vẫn muốn biết cụ thể hơn về kế hoạch và các biện pháp thực hiện những sáng kiến đó tại Cannes.
Thứ trưởng Brainard cho rằng kế hoạch của châu Âu "chứa đựng tất cả các nhân tố hợp lý: xây dựng bức tường lửa mạnh hơn để trấn an thị trường và bảo vệ chủ quyền," cũng như tái cấp vốn cho các ngân hàng và hỗ trợ Hy Lạp tái cơ cấu núi nợ công khổng lồ. Điều may mắn là châu Âu có đủ các nguồn lực và khả năng để vượt qua các hiểm nguy đó.
Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ châu Âu trong nỗ lực giải quyết khủng hoảng cùng với các đối tác G20 và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Bà nói: "Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ IMF giữ vai trò then chốt trong việc hợp tác với châu Âu khi châu Âu từng bước giải quyết cuộc khủng hoảng," nhưng không nói rõ sẽ hỗ trợ như thế nào.
[Hy vọng G20 tìm ra lời giải cho nợ công Eurozone]
Trước đó, Tổng thống Obama cảnh báo các nhà lãnh đạo châu Âu đang làm hoảng hốt phần còn lại của thế giới khi không tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng ảnh hưởng tới các thị trường tài chính toàn cầu và có thể châm ngòi cho một đợt suy thoái ở cả hai bờ Đại Tây Dương nếu cứ để khủng hoảng kéo dài.
Ông Obama sẽ gặp Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel bên lề Hội nghị G20. Quyết định tăng cường tiềm lực tài chính của Quỹ ổn định tài chính châu Âu nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công sẽ là trọng tâm trong chương trình nghị sự của Hội nghị./.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tìm kiếm thêm thông tin chi tiết khi tham dự Hội nghị các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) diễn ra tại Cannes (Pháp) trong hai ngày 3 và 4/11.
[Eurozone vẫn là một mối đe dọa kinh tế toàn cầu]
Bà Lael Brainard khẳng định tuyên bố mà các nhà lãnh đạo châu Âu đưa ra cuối tuần trước đã có bước đột phá, nhưng Mỹ vẫn muốn biết cụ thể hơn về kế hoạch và các biện pháp thực hiện những sáng kiến đó tại Cannes.
Thứ trưởng Brainard cho rằng kế hoạch của châu Âu "chứa đựng tất cả các nhân tố hợp lý: xây dựng bức tường lửa mạnh hơn để trấn an thị trường và bảo vệ chủ quyền," cũng như tái cấp vốn cho các ngân hàng và hỗ trợ Hy Lạp tái cơ cấu núi nợ công khổng lồ. Điều may mắn là châu Âu có đủ các nguồn lực và khả năng để vượt qua các hiểm nguy đó.
Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ châu Âu trong nỗ lực giải quyết khủng hoảng cùng với các đối tác G20 và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Bà nói: "Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ IMF giữ vai trò then chốt trong việc hợp tác với châu Âu khi châu Âu từng bước giải quyết cuộc khủng hoảng," nhưng không nói rõ sẽ hỗ trợ như thế nào.
[Hy vọng G20 tìm ra lời giải cho nợ công Eurozone]
Trước đó, Tổng thống Obama cảnh báo các nhà lãnh đạo châu Âu đang làm hoảng hốt phần còn lại của thế giới khi không tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng ảnh hưởng tới các thị trường tài chính toàn cầu và có thể châm ngòi cho một đợt suy thoái ở cả hai bờ Đại Tây Dương nếu cứ để khủng hoảng kéo dài.
Ông Obama sẽ gặp Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel bên lề Hội nghị G20. Quyết định tăng cường tiềm lực tài chính của Quỹ ổn định tài chính châu Âu nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công sẽ là trọng tâm trong chương trình nghị sự của Hội nghị./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)