Ngày 1/11, chính quyền bang Rakhine của Myanmar đã ra tối hậu thư ấn định hạn chót ngày 3/11 người dân ở bang này phải giao nộp cho các đồn cảnh sát và lực lượng an ninh tất cả các loại vũ khí, gồm súng, lưỡi lê, kiếm, giáo mác, cung tên.
[Myanmar mở rộng lệnh giới nghiêm ở bang Rakhine]
Truyền thông Myanmar dẫn nội dung tối hậu thư cảnh báo "sẽ xử lý bằng luật pháp đối với những người bị phát hiện tàng trữ vũ khí kể từ sau thời hạn chót."
Tối hậu thư cũng nêu rõ "đã phát hiện có những đối tượng đang âm mưu tiến hành những hành vi phá hoại nhằm làm xói mòn luật pháp, hòa bình và gây mất ổn định trong khi chính phủ đang thúc đẩy hòa bình và ổn định tình hình."
Tại một số thị trấn ở bang Rakhine, một số nhóm đang âm mưu sử dụng các loại vũ khí gươm, lưỡi lê và nhiều loại vũ khí cầm tay tự chế khác để tiến hành các vụ cướp phá và bạo động.
Làn sóng bạo lực ở bang Rakhine từ ngày 21/10 đến ngày 30/10 đã làm 89 người thiệt mạng, 5.351 ngôi nhà bị đốt phá và 32.231 người bị mất nhà cửa.
Ngày 31/10, Văn phòng Tổng thống Myanmar ra thông cáo báo chí cho biết đã phát hiện một số bằng chứng cho thấy có sự dính líu vũ trang của các phần tử bạo động có quan hệ với các tổ chức chính trị, các tổ chức trong nước và nước ngoài đang đứng đằng sau điều khiển làn sóng bạo động ở bang Rakhine.
Tuyên bố khẳng định những cá nhân và tổ chức liên quan nói trên đang bị điều tra và sẽ bị xử lý theo pháp luật. Văn phòng Tổng thống kêu gọi toàn dân hợp tác để giải quyết hòa bình vấn đề này.
Căng thẳng tại Rakhine bùng phát hồi tháng Sáu vừa qua sau khi một phụ nữ theo đạo Phật bị 3 người đàn ông Hồi giáo tấn công tình dục và sát hại. Bạo lực lan rộng sau đó buộc chính quyền bang phải ban bố tình trạng khẩn cấp và lệnh giới nghiêm ở nhiều khu vực.
Liên hợp quốc đã bày tỏ "quan ngại sâu sắc" trước tình trạng bạo lực tôn giáo tại bang Rakhine của Myanmar, đồng thời kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, bình tĩnh để sớm lập lại trật tự ở khu vực này./.
[Myanmar mở rộng lệnh giới nghiêm ở bang Rakhine]
Truyền thông Myanmar dẫn nội dung tối hậu thư cảnh báo "sẽ xử lý bằng luật pháp đối với những người bị phát hiện tàng trữ vũ khí kể từ sau thời hạn chót."
Tối hậu thư cũng nêu rõ "đã phát hiện có những đối tượng đang âm mưu tiến hành những hành vi phá hoại nhằm làm xói mòn luật pháp, hòa bình và gây mất ổn định trong khi chính phủ đang thúc đẩy hòa bình và ổn định tình hình."
Tại một số thị trấn ở bang Rakhine, một số nhóm đang âm mưu sử dụng các loại vũ khí gươm, lưỡi lê và nhiều loại vũ khí cầm tay tự chế khác để tiến hành các vụ cướp phá và bạo động.
Làn sóng bạo lực ở bang Rakhine từ ngày 21/10 đến ngày 30/10 đã làm 89 người thiệt mạng, 5.351 ngôi nhà bị đốt phá và 32.231 người bị mất nhà cửa.
Ngày 31/10, Văn phòng Tổng thống Myanmar ra thông cáo báo chí cho biết đã phát hiện một số bằng chứng cho thấy có sự dính líu vũ trang của các phần tử bạo động có quan hệ với các tổ chức chính trị, các tổ chức trong nước và nước ngoài đang đứng đằng sau điều khiển làn sóng bạo động ở bang Rakhine.
Tuyên bố khẳng định những cá nhân và tổ chức liên quan nói trên đang bị điều tra và sẽ bị xử lý theo pháp luật. Văn phòng Tổng thống kêu gọi toàn dân hợp tác để giải quyết hòa bình vấn đề này.
Căng thẳng tại Rakhine bùng phát hồi tháng Sáu vừa qua sau khi một phụ nữ theo đạo Phật bị 3 người đàn ông Hồi giáo tấn công tình dục và sát hại. Bạo lực lan rộng sau đó buộc chính quyền bang phải ban bố tình trạng khẩn cấp và lệnh giới nghiêm ở nhiều khu vực.
Liên hợp quốc đã bày tỏ "quan ngại sâu sắc" trước tình trạng bạo lực tôn giáo tại bang Rakhine của Myanmar, đồng thời kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, bình tĩnh để sớm lập lại trật tự ở khu vực này./.
(TTXVN)