Hiệp hội Gạo Myanmar dự đoán năm nay xuất khẩu gạo của nước này sẽ tăng hơn gấp đôi lên 1,5 triệu tấn nhờ Chính phủ theo đuổi các biện pháp cải cách kinh tế và chính trị, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu.
Do Chính phủ Myanmar bắt đầu mua gạo với giá cao hơn giá thị trường để khuyến khích nông dân sản xuất thêm lúa gạo, nên xuất khẩu gạo của nước này có thể tăng lên 2 triệu tấn năm 2013 và 3 triệu tấn vào năm 2015.
Năm ngoái Myanmar đã xuất khẩu 700.000 tấn gạo. Xuất khẩu gạo của Myanmar gia tăng sẽ góp phần làm tăng lượng gạo dự trữ trên toàn cầu, đồng thời tạo thêm sức ép cạnh tranh với các nước sản xuất gạo chủ chốt châu Á như Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, gia tăng xuất khẩu có thể đưa Myanmar trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 6 thế giới trong năm nay với khối lượng lên mức cao nhất kể từ thập niên 60 của thế kỷ 20, thời kỳ nước này là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Bộ này cũng cho biết, dự trữ gạo toàn cầu có thể tăng 3% lên 100,1 triệu tấn trong niên vụ 2011-2012, mức cao nhất kể từ niên vụ kết thúc vào năm 2003 do sản lượng gạo toàn cầu ước tăng 2,5% lên mức cao kỷ lục 461,4 triệu tấn.
Ông Vichai Sriprasert, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Các nhà sản xuất Gạo Thái Lan, lo ngại Myanmar trở lại thị trường gạo thế giới sẽ lấy bớt thị phần của Thái Lan, ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo Thái. Về lâu dài, Myanmar có tiềm năng trở thành nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhờ đất đai màu mỡ và nguồn nước dồi dào.
Giá gạo trắng 100% loại B của Thái Lan đã giảm 18% từ mức cao trong 3 năm xuống còn 546 USD/tấn vào t háng 11 năm ngoái. Năm nay giá lúa giao dịch tại thị trường Chicago cũng giảm 2,5% và giá gạo tại Ấn Độ cũng hạ xuống sau khi Chính phủ nước này nối lại hoạt động xuất khẩu gạo không phải loại basmati sau 4 năm cấm xuất khẩu.
Tiêu thụ gạo hàng năm trong nước của Myanmar chỉ vào khoảng 11,5-12 triệu tấn, trong khi sản lượng có thể tăng 11% lên 13,5 triệu tấn trong niên vụ bắt đầu từ tháng 10 và tăng lên 15,5 triệu tấn trong 3 năm tới. Các thị trường mục tiêu cho gạo trắng của Myanmar là châu Phi, Indonesia và Philippines.
Nông dân Myanmar tích cực mở rộng diện tích trồng lúa nhờ chính phủ thực hiện chính sách mua gạo của nông dân với giá cao hơn 10% so với giá thị trường từ giữa tháng 1. Myanmar đã đồng ý bán 200.000 tấn gạo trắng cho Indonesia, đợt xuất khẩu đầu tiên sang nước này trong vòng hơn 10 năm qua./.
Do Chính phủ Myanmar bắt đầu mua gạo với giá cao hơn giá thị trường để khuyến khích nông dân sản xuất thêm lúa gạo, nên xuất khẩu gạo của nước này có thể tăng lên 2 triệu tấn năm 2013 và 3 triệu tấn vào năm 2015.
Năm ngoái Myanmar đã xuất khẩu 700.000 tấn gạo. Xuất khẩu gạo của Myanmar gia tăng sẽ góp phần làm tăng lượng gạo dự trữ trên toàn cầu, đồng thời tạo thêm sức ép cạnh tranh với các nước sản xuất gạo chủ chốt châu Á như Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, gia tăng xuất khẩu có thể đưa Myanmar trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 6 thế giới trong năm nay với khối lượng lên mức cao nhất kể từ thập niên 60 của thế kỷ 20, thời kỳ nước này là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Bộ này cũng cho biết, dự trữ gạo toàn cầu có thể tăng 3% lên 100,1 triệu tấn trong niên vụ 2011-2012, mức cao nhất kể từ niên vụ kết thúc vào năm 2003 do sản lượng gạo toàn cầu ước tăng 2,5% lên mức cao kỷ lục 461,4 triệu tấn.
Ông Vichai Sriprasert, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Các nhà sản xuất Gạo Thái Lan, lo ngại Myanmar trở lại thị trường gạo thế giới sẽ lấy bớt thị phần của Thái Lan, ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo Thái. Về lâu dài, Myanmar có tiềm năng trở thành nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhờ đất đai màu mỡ và nguồn nước dồi dào.
Giá gạo trắng 100% loại B của Thái Lan đã giảm 18% từ mức cao trong 3 năm xuống còn 546 USD/tấn vào t háng 11 năm ngoái. Năm nay giá lúa giao dịch tại thị trường Chicago cũng giảm 2,5% và giá gạo tại Ấn Độ cũng hạ xuống sau khi Chính phủ nước này nối lại hoạt động xuất khẩu gạo không phải loại basmati sau 4 năm cấm xuất khẩu.
Tiêu thụ gạo hàng năm trong nước của Myanmar chỉ vào khoảng 11,5-12 triệu tấn, trong khi sản lượng có thể tăng 11% lên 13,5 triệu tấn trong niên vụ bắt đầu từ tháng 10 và tăng lên 15,5 triệu tấn trong 3 năm tới. Các thị trường mục tiêu cho gạo trắng của Myanmar là châu Phi, Indonesia và Philippines.
Nông dân Myanmar tích cực mở rộng diện tích trồng lúa nhờ chính phủ thực hiện chính sách mua gạo của nông dân với giá cao hơn 10% so với giá thị trường từ giữa tháng 1. Myanmar đã đồng ý bán 200.000 tấn gạo trắng cho Indonesia, đợt xuất khẩu đầu tiên sang nước này trong vòng hơn 10 năm qua./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)