Vốn là "thiên đường" an toàn cho dòng vốn toàn cầu nhờ ngành dầu mỏ phát triển mạnh, Na Uy hiện đang phải vật lộn để kìm hãm nguy cơ nổ bong bóng trên thị trường bất động sản.
Sau khi phục hồi từ cuộc suy thoái kinh tế năm 2009, nhờ nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ từ dầu mỏ, mức lãi suất thấp, người dân Na Uy đã tăng cường vay mượn với mức độ có thể khiến các ngân hàng và thị trường nhà đất đổ vỡ như từng xảy ra tại Anh, Mỹ, Tây Ban Nha và Ireland.
Các khoản vay trong năm 2012 tại Na Uy dự kiến sẽ tăng 200% so với mức lương và nợ của các hộ gia đình, gấp đôi so với mức tương ứng tại Đức và hơn 1/3 so với mức đỉnh tại Mỹ trước khi thị trường nhà đất sụp đổ.
Điều này sẽ khiến một số người không thể mua được nhà và câu hỏi đặt ra là chuyện gì sẽ xảy ra nếu lãi suất và tỷ lệ thất nghiệp tại Na Uy tăng mạnh.
Cuối năm 2008, lãi suất tại Na Uy được ấn định ở mức 5,75%, song Ngân hàng trung ương nước này đã cắt giảm lãi suất xuống mức 1,25% để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế sau giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tuy nhiên, lãi suất trở lại mức trước khủng hoảng chỉ là vấn đề thời gian và điều này sẽ khiến bong bóng trên thị trường bất động sản vỡ, phá hủy các ngân hàng có nguồn vốn yếu, làm giảm chi tiêu tiêu dùng và khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Tổng giám đốc Cơ quan Dịch vụ Tài chính Na Uy, Morten Baltzensen nhận định: "Tỷ lệ tăng giữa nợ các hộ gia đình và giá nhà đất là không bền vững. Mức nợ nói chung của các gia đình và giá nhà đất vẫn đang tăng mạnh và tiếp tục phá vỡ các kỷ lục." Điều này phản ánh các cảnh báo gần đây của Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch về rủi ro lãi suất đối với thị trường bất động sản của Na Uy.
Nhìn chung, gốc rễ của các vấn đề hiện nay tại Na Uy bắt nguồn từ sự thành công kinh tế của nước này sau khủng hoảng.
Trong bối cảnh các nhà đầu tư tháo chạy khỏi Eurozone do khủng hoảng nợ công, Na Uy trở thành một thiên đường đầu tư an toàn, nhờ nền tảng kinh tế vững mạnh được "chống lưng" từ ngành công nghiệp dầu mỏ và nợ công thấp.
Ngay cả khi không có ngành dầu mỏ giàu có, kinh tế Na Uy vẫn tăng trưởng 2,5% trong năm nay, trong khi tỷ lệ thất nghiệp chỉ ở mức trên 3%, chỉ bằng 1/3 so với mức thất nghiệp bình quân của Eurozone.
Trong vòng 15 năm qua, giá nhà đất tại Na Uy tăng khoảng 9%/năm và con số này có thể tiếp tục tăng thêm 6,5% trong năm nay, gấp đôi so với tỷ lệ tăng lương.
Trên thực tế khủng hoảng ngân hàng không phải là vấn đề xa lạ đối với Na Uy. Năm 1991, đã có vài ngân hàng hàng đầu của nước này phải xin cứu trợ từ chính phủ.
Rút được những kinh nghiệm đó, Chính phủ Na Uy đã triển khai các biện pháp ngăn ngừa những rủi ro tương tự, khi chỉ cho phép các ngân hàng cho vay 85% giá trị nhà đất, giảm so với mức tương ứng 90% năm 2011./.
Sau khi phục hồi từ cuộc suy thoái kinh tế năm 2009, nhờ nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ từ dầu mỏ, mức lãi suất thấp, người dân Na Uy đã tăng cường vay mượn với mức độ có thể khiến các ngân hàng và thị trường nhà đất đổ vỡ như từng xảy ra tại Anh, Mỹ, Tây Ban Nha và Ireland.
Các khoản vay trong năm 2012 tại Na Uy dự kiến sẽ tăng 200% so với mức lương và nợ của các hộ gia đình, gấp đôi so với mức tương ứng tại Đức và hơn 1/3 so với mức đỉnh tại Mỹ trước khi thị trường nhà đất sụp đổ.
Điều này sẽ khiến một số người không thể mua được nhà và câu hỏi đặt ra là chuyện gì sẽ xảy ra nếu lãi suất và tỷ lệ thất nghiệp tại Na Uy tăng mạnh.
Cuối năm 2008, lãi suất tại Na Uy được ấn định ở mức 5,75%, song Ngân hàng trung ương nước này đã cắt giảm lãi suất xuống mức 1,25% để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế sau giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tuy nhiên, lãi suất trở lại mức trước khủng hoảng chỉ là vấn đề thời gian và điều này sẽ khiến bong bóng trên thị trường bất động sản vỡ, phá hủy các ngân hàng có nguồn vốn yếu, làm giảm chi tiêu tiêu dùng và khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Tổng giám đốc Cơ quan Dịch vụ Tài chính Na Uy, Morten Baltzensen nhận định: "Tỷ lệ tăng giữa nợ các hộ gia đình và giá nhà đất là không bền vững. Mức nợ nói chung của các gia đình và giá nhà đất vẫn đang tăng mạnh và tiếp tục phá vỡ các kỷ lục." Điều này phản ánh các cảnh báo gần đây của Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch về rủi ro lãi suất đối với thị trường bất động sản của Na Uy.
Nhìn chung, gốc rễ của các vấn đề hiện nay tại Na Uy bắt nguồn từ sự thành công kinh tế của nước này sau khủng hoảng.
Trong bối cảnh các nhà đầu tư tháo chạy khỏi Eurozone do khủng hoảng nợ công, Na Uy trở thành một thiên đường đầu tư an toàn, nhờ nền tảng kinh tế vững mạnh được "chống lưng" từ ngành công nghiệp dầu mỏ và nợ công thấp.
Ngay cả khi không có ngành dầu mỏ giàu có, kinh tế Na Uy vẫn tăng trưởng 2,5% trong năm nay, trong khi tỷ lệ thất nghiệp chỉ ở mức trên 3%, chỉ bằng 1/3 so với mức thất nghiệp bình quân của Eurozone.
Trong vòng 15 năm qua, giá nhà đất tại Na Uy tăng khoảng 9%/năm và con số này có thể tiếp tục tăng thêm 6,5% trong năm nay, gấp đôi so với tỷ lệ tăng lương.
Trên thực tế khủng hoảng ngân hàng không phải là vấn đề xa lạ đối với Na Uy. Năm 1991, đã có vài ngân hàng hàng đầu của nước này phải xin cứu trợ từ chính phủ.
Rút được những kinh nghiệm đó, Chính phủ Na Uy đã triển khai các biện pháp ngăn ngừa những rủi ro tương tự, khi chỉ cho phép các ngân hàng cho vay 85% giá trị nhà đất, giảm so với mức tương ứng 90% năm 2011./.
Việt Khoa (TTXVN/Vietnam+)