Ngày 4/1, phát biểu tại Hội nghị triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013, ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành, quận, huyện nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố.
Năm 2013, Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu GDP tăng 9,5-10%, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.000 USD, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội dự kiến khoảng 250.000 tỷ đồng, bằng 36-37% GDP, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 13,5%, chỉ số giá tiêu dùng năm 2013 thấp hơn tốc độ tăng của cả nước, tổng thu ngân sách trên địa bàn 236.000 tỷ đồng, bằng 112,95% so với năm 2012…
Thành phố cũng sẽ giải quyết việc làm cho 265.000 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 4,8%, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,32%, số giường bệnh trên 10.000 dân là 42 giường, số bác sỹ trên 10.000 dân là 14, diện tích nhà ở bình quân đầu người là 16,4m2, giảm 10% số vụ ùn tắc giao thông, giảm 10% số vụ tai nạn giao thông, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông…
Để đạt các chỉ tiêu trên, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đồng thời tập trung nguồn lực thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Trong đó chú trọng thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu dùng, giảm hàng tồn kho; phối hợp các cơ quan Trung ương quản lý chặt chẽ thị trường tài chính, tiền tệ, phát triển dịch vụ và xuất nhập khẩu, công nghiệp và xây dựng, nông nghiệp và nông thôn.
Đồng thời, thành phố tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kêu gọi vốn viện trợ ODA cho các dự án trọng điểm, tiếp tục rà soát các công trình sử dụng vốn ngân sách, trái phiếu Chính phủ để đình hoãn, giãn tiến độ đối với các dự án có tiến độ giải ngân kém.
Các công trình, dự án đã được bố trí vốn ngân sách sẽ được tập trung đầu tư vốn để hoàn thành dứt điểm, đưa vào sử dụng...
Thành phố cũng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Trung ương, thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn.
Đồng thời chú trọng nâng cao hiệu quả các hoạt động hợp tác phát triển kinh tế-xã hội với các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và với các địa phương khác trong cả nước…/.
Năm 2013, Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu GDP tăng 9,5-10%, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.000 USD, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội dự kiến khoảng 250.000 tỷ đồng, bằng 36-37% GDP, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 13,5%, chỉ số giá tiêu dùng năm 2013 thấp hơn tốc độ tăng của cả nước, tổng thu ngân sách trên địa bàn 236.000 tỷ đồng, bằng 112,95% so với năm 2012…
Thành phố cũng sẽ giải quyết việc làm cho 265.000 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 4,8%, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,32%, số giường bệnh trên 10.000 dân là 42 giường, số bác sỹ trên 10.000 dân là 14, diện tích nhà ở bình quân đầu người là 16,4m2, giảm 10% số vụ ùn tắc giao thông, giảm 10% số vụ tai nạn giao thông, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông…
Để đạt các chỉ tiêu trên, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đồng thời tập trung nguồn lực thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Trong đó chú trọng thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu dùng, giảm hàng tồn kho; phối hợp các cơ quan Trung ương quản lý chặt chẽ thị trường tài chính, tiền tệ, phát triển dịch vụ và xuất nhập khẩu, công nghiệp và xây dựng, nông nghiệp và nông thôn.
Đồng thời, thành phố tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kêu gọi vốn viện trợ ODA cho các dự án trọng điểm, tiếp tục rà soát các công trình sử dụng vốn ngân sách, trái phiếu Chính phủ để đình hoãn, giãn tiến độ đối với các dự án có tiến độ giải ngân kém.
Các công trình, dự án đã được bố trí vốn ngân sách sẽ được tập trung đầu tư vốn để hoàn thành dứt điểm, đưa vào sử dụng...
Thành phố cũng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Trung ương, thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn.
Đồng thời chú trọng nâng cao hiệu quả các hoạt động hợp tác phát triển kinh tế-xã hội với các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và với các địa phương khác trong cả nước…/.
Hà Huy Hiệp (TTXVN)