Ngày 15/4, ông Nguyễn Văn Thư, Giám đốc bảo tàng Nam Định cho biết, trong khi đào móng xây giảng đường tại chùa Trùng Khánh ở làng Vạn Diệp, xã Nam Vân, thành phố Nam Định khi tới độ sâu 80cm đã phát lộ một cụm di vật với hàng trăm di vật.
Những di vật tìm thấy như gạch, ngói, bao nung, lá đề bằng đất nung; lon vại, nồi, nắp đậy bằng sành; bát đĩa bằng sứ tráng men ngọc có trang trí hoa cúc dây...
Các di vật được tìm thấy ở đây đều có niên đại thuộc văn hóa thời Trần.
Theo các nguồn tư liệu, chùa Trùng Khánh do vua Trần Minh Tông (1300-1357), vị vua thứ năm của nhà Trần cho xây dựng. Đây cũng là nơi nhà vua tu hành những năm cuối đời và băng hà.
Sư trụ trì chùa Trùng Khánh Thích Thanh Phúc cho biết chùa đang tồn tại hiện nay được xây dựng từ thời nhà Nguyễn. Chùa vẫn chưa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa.
Trước đây, khi xây dựng các trường học, tại khu vực này cũng phát hiện nhiều mảnh gạch, ngói vỡ và gỗ lim có niên đại vào thời Trần.
Việc phát hiện các di vật thời Trần ở khu vực chùa Trùng Khánh giúp củng cố thêm nguồn sử liệu, làm nổi bật mối quan hệ giữa chùa với các di tích khác trong hệ thống các di tích thời Trần trên quê hương Tức Mặc-Thiên Trường.
Cơ quan chức năng ở Nam Định đang tiếp tục mở rộng nghiên cứu./.
Những di vật tìm thấy như gạch, ngói, bao nung, lá đề bằng đất nung; lon vại, nồi, nắp đậy bằng sành; bát đĩa bằng sứ tráng men ngọc có trang trí hoa cúc dây...
Các di vật được tìm thấy ở đây đều có niên đại thuộc văn hóa thời Trần.
Theo các nguồn tư liệu, chùa Trùng Khánh do vua Trần Minh Tông (1300-1357), vị vua thứ năm của nhà Trần cho xây dựng. Đây cũng là nơi nhà vua tu hành những năm cuối đời và băng hà.
Sư trụ trì chùa Trùng Khánh Thích Thanh Phúc cho biết chùa đang tồn tại hiện nay được xây dựng từ thời nhà Nguyễn. Chùa vẫn chưa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa.
Trước đây, khi xây dựng các trường học, tại khu vực này cũng phát hiện nhiều mảnh gạch, ngói vỡ và gỗ lim có niên đại vào thời Trần.
Việc phát hiện các di vật thời Trần ở khu vực chùa Trùng Khánh giúp củng cố thêm nguồn sử liệu, làm nổi bật mối quan hệ giữa chùa với các di tích khác trong hệ thống các di tích thời Trần trên quê hương Tức Mặc-Thiên Trường.
Cơ quan chức năng ở Nam Định đang tiếp tục mở rộng nghiên cứu./.
Phạm Văn Tiếp (Vietnam+)