“5 năm gia nhập WTO - Doanh nghiệp thương mại dịch vụ Việt Nam hội nhập và phát triển,” là chủ đề của cuộc hội thảo do Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Báo Công Thương tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 17/2.
Tham gia hội thảo có ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về hội nhập kinh tế quốc tế và nhiều diễn giả, chuyên gia kinh tế như các ông Lương Văn Tự, Lê Xuân Nghĩa, Võ Trí Thành…
Các chuyên gia kinh tế đã cùng gần 200 đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ tham gia hội thảo này đánh giá những thành tựu phát triển kinh tế mạnh mẽ đã đạt được sau 5 năm gia nhập WTO, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại dịch vụ.
Các đại biểu cùng trao đổi những kinh nghiệm, nêu lên những tồn tại, những thách thức trong chặng đường sắp tới khi hội nhập đầy đủ và sâu rộng hơn và kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm tận dụng tốt các cơ hội từ WTO để phát triển kinh doanh; biến thách thức thành thời cơ, hội nhập thành công vào kinh tế khu vực và thế giới.
Nhiều vấn đề đã được các chuyên gia trao đổi thảo luận, đóng góp ý kiến nhằm góp phần đổi mới cấu trúc nền kinh tế đi đôi với đổi mới mô hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, xử lý các vấn đề lạm phát, thâm hụt thương mại, củng cố khả năng quản lý, sự năng động của hệ thống tài chính-tiền tệ; đầu tư, đổi mới công nghệ và năng lực quản trị kinh doanh; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, đi đôi với việc cải cách hành chính; đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục đào tạo; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, chủ động thực hiện các chính sách theo lộ trình hội nhập.
5 năm qua, Việt Nam đã sửa và xây dựng 86 luật, tạo điều kiện để phát triển kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, phù hợp với nguyên tắc của WTO. Việt Nam đã thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, nhờ môi trường ổn định, minh bạch.
Xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục, sau 5 năm kim ngạch xuất khẩu tăng 97,7%, năm 2011 đã đạt 96,3 tỷ USD. Dịch vụ phân phối, bán lẻ phát triển mạnh, sự ra đời của các siêu thị, trung tâm thương mại và hàng trăm cửa hàng tiện lợi đã làm thay đổi diện mạo của thương mại bán lẻ, thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng theo hướng văn minh, hiện đại và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế-xã hội./.
Tham gia hội thảo có ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về hội nhập kinh tế quốc tế và nhiều diễn giả, chuyên gia kinh tế như các ông Lương Văn Tự, Lê Xuân Nghĩa, Võ Trí Thành…
Các chuyên gia kinh tế đã cùng gần 200 đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ tham gia hội thảo này đánh giá những thành tựu phát triển kinh tế mạnh mẽ đã đạt được sau 5 năm gia nhập WTO, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại dịch vụ.
Các đại biểu cùng trao đổi những kinh nghiệm, nêu lên những tồn tại, những thách thức trong chặng đường sắp tới khi hội nhập đầy đủ và sâu rộng hơn và kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm tận dụng tốt các cơ hội từ WTO để phát triển kinh doanh; biến thách thức thành thời cơ, hội nhập thành công vào kinh tế khu vực và thế giới.
Nhiều vấn đề đã được các chuyên gia trao đổi thảo luận, đóng góp ý kiến nhằm góp phần đổi mới cấu trúc nền kinh tế đi đôi với đổi mới mô hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, xử lý các vấn đề lạm phát, thâm hụt thương mại, củng cố khả năng quản lý, sự năng động của hệ thống tài chính-tiền tệ; đầu tư, đổi mới công nghệ và năng lực quản trị kinh doanh; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, đi đôi với việc cải cách hành chính; đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục đào tạo; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, chủ động thực hiện các chính sách theo lộ trình hội nhập.
5 năm qua, Việt Nam đã sửa và xây dựng 86 luật, tạo điều kiện để phát triển kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, phù hợp với nguyên tắc của WTO. Việt Nam đã thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, nhờ môi trường ổn định, minh bạch.
Xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục, sau 5 năm kim ngạch xuất khẩu tăng 97,7%, năm 2011 đã đạt 96,3 tỷ USD. Dịch vụ phân phối, bán lẻ phát triển mạnh, sự ra đời của các siêu thị, trung tâm thương mại và hàng trăm cửa hàng tiện lợi đã làm thay đổi diện mạo của thương mại bán lẻ, thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng theo hướng văn minh, hiện đại và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế-xã hội./.
Hà Huy Hiệp (Vietnam+)