Ít nhất 220 con tê giác đã bị săn bắn trộm để lấy sừng kể từ đầu năm đến nay; trong đó đã có 207 con bị giết ở Công viên quốc gia Kruger, phía Đông Bắc tỉnh Limpopo và các khu bảo tồn ở trung tâm phía Bắc tỉnh Bắc Tây và phía Đông Nam tỉnh KwaZulu-Natal.
Thông tin trên được Bộ Môi trường Nam Phi đưa ra vào ngày 22/5.
Ông Albi Modise, người phát ngôn bộ này cho biết các cơ quan chức năng ở các cấp trong cả nước đang xem xét một cách nghiêm túc tình trạng săn bắn tê giác bất hợp pháp và sẽ tiếp tục dành ưu tiên cho các cơ quan hành pháp trong đấu tranh với loại tội phạm này. Hiện đã có 146 nghi can bị bắt giữ vì phạm tội săn bắn tê giác bất hợp pháp.
Những nhà hoạt động trong phong trào bảo vệ môi trường đã nhiều lần cảnh báo tê giác ở Nam Phi đang phải đối mặt với nạn săn bắn trộm tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua.
Ước tính, nếu tình trạng này không được ngăn chặn một cách hiệu quả, chỉ riêng trong năm nay sẽ có ít nhất 500 con tê giác bị giết mổ bất hợp pháp. Năm 2011, tổng số tê giác bị giết mổ ở Nam Phi là 448 con, tăng hơn 100 con so với năm 2010.
Với số lượng khoảng 20.000 con tê giác, chiếm 80% số lượng toàn cầu, Nam Phi được xem là quê hương của loài động vật quý hiếm này./.
Thông tin trên được Bộ Môi trường Nam Phi đưa ra vào ngày 22/5.
Ông Albi Modise, người phát ngôn bộ này cho biết các cơ quan chức năng ở các cấp trong cả nước đang xem xét một cách nghiêm túc tình trạng săn bắn tê giác bất hợp pháp và sẽ tiếp tục dành ưu tiên cho các cơ quan hành pháp trong đấu tranh với loại tội phạm này. Hiện đã có 146 nghi can bị bắt giữ vì phạm tội săn bắn tê giác bất hợp pháp.
Những nhà hoạt động trong phong trào bảo vệ môi trường đã nhiều lần cảnh báo tê giác ở Nam Phi đang phải đối mặt với nạn săn bắn trộm tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua.
Ước tính, nếu tình trạng này không được ngăn chặn một cách hiệu quả, chỉ riêng trong năm nay sẽ có ít nhất 500 con tê giác bị giết mổ bất hợp pháp. Năm 2011, tổng số tê giác bị giết mổ ở Nam Phi là 448 con, tăng hơn 100 con so với năm 2010.
Với số lượng khoảng 20.000 con tê giác, chiếm 80% số lượng toàn cầu, Nam Phi được xem là quê hương của loài động vật quý hiếm này./.
(TTXVN)