Việc giải tỏa gần 3.000 hộ dân sống ở khu di tích Thượng thành Đại nội Huế dù được tỉnh Thừa Thiên-Huế đặt ra từ rất sớm, nhưng đến nay vẫn chưa di chuyển được hộ dân nào.
Hiện nay, tại di tích Thượng thành Đại nội Huế và các eo bầu thuộc khu vực 1 (khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt) có tới hơn 2.800 hộ dân đang sinh sống. Nếu tính trung bình cứ bốn người/hộ thì đã có tới hơn 1 vạn người đang sống tại khu di tích này.
Toàn bộ Thượng thành dài hơn 10 cây số; trong đó riêng đoạn các eo bầu (những khoảng lõm của 24 pháo đài dọc Kinh thành) đã có hơn 500 hộ, kinh phí giải tỏa toàn bộ dân cư là hết sức tốn kém.
Tuy nhiên, vấn đề không chỉ dừng ở khó khăn về kinh phí, quỹ đất mà nằm ở tầm vĩ mô hơn nhiều. Số lượng hộ dân sinh sống trên Kinh thành rất lớn, không phải chỉ cần chuyển một số tiền rồi đưa dân đi là xong, mà quan trọng là phải tính đến chuyện an dân, làm cho người dân yên tâm đến sống tại nơi ở mới.
Tỉnh Thừa Thiên-Huế đang tính toán đến các phương án tổ chức di dời dân ra khỏi Thượng thành theo Luật Di sản, bên cạnh đó là việc bảo tồn thích nghi.
Vấn đề bảo tồn thích nghi, theo Phó Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế Phan Thanh Hải, nghĩa là những hộ dân chưa di dời ngay được thì hướng họ tham gia vào quá trình giữ gìn môi trường, giữ gìn bảo vệ di sản, đồng thời có quyền khai thác một số dịch vụ phục vụ khách du lịch như bán hàng lưu niệm, sản xuất đồ thủ công truyền thống (bao gồm những hoạt động không ảnh hưởng xấu đến di sản), đồng thời buộc họ gắn quyền lợi với trách nhiệm bảo tồn di sản, một.
Riêng đối với phương án di dời, trong tháng 8/2011, Ủy ban Nhân dân thành phố Huế đã quyết định đầu tư 99 tỷ 105 triệu đồng xây dựng năm khối nhà chung cư 4 tầng tại đường Nguyễn Văn Linh, phường Hương Sơ với quy mô 161 căn hộ khép kín.
Khối nhà này có diện tích xây dựng hơn 3.700m2 với hơn 15.000m2 sàn, đầy đủ hệ thống cấp thoát nước, điện chiếu sáng, chống sét, chống cháy... Tuy nhiên, việc xây dựng phải sau hai năm mới hoàn thành và cũng mới chỉ giải quyết được một phần rất nhỏ trong việc di dời các hộ dân sống trên Thượng thành và các eo bầu..../.
Hiện nay, tại di tích Thượng thành Đại nội Huế và các eo bầu thuộc khu vực 1 (khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt) có tới hơn 2.800 hộ dân đang sinh sống. Nếu tính trung bình cứ bốn người/hộ thì đã có tới hơn 1 vạn người đang sống tại khu di tích này.
Toàn bộ Thượng thành dài hơn 10 cây số; trong đó riêng đoạn các eo bầu (những khoảng lõm của 24 pháo đài dọc Kinh thành) đã có hơn 500 hộ, kinh phí giải tỏa toàn bộ dân cư là hết sức tốn kém.
Tuy nhiên, vấn đề không chỉ dừng ở khó khăn về kinh phí, quỹ đất mà nằm ở tầm vĩ mô hơn nhiều. Số lượng hộ dân sinh sống trên Kinh thành rất lớn, không phải chỉ cần chuyển một số tiền rồi đưa dân đi là xong, mà quan trọng là phải tính đến chuyện an dân, làm cho người dân yên tâm đến sống tại nơi ở mới.
Tỉnh Thừa Thiên-Huế đang tính toán đến các phương án tổ chức di dời dân ra khỏi Thượng thành theo Luật Di sản, bên cạnh đó là việc bảo tồn thích nghi.
Vấn đề bảo tồn thích nghi, theo Phó Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế Phan Thanh Hải, nghĩa là những hộ dân chưa di dời ngay được thì hướng họ tham gia vào quá trình giữ gìn môi trường, giữ gìn bảo vệ di sản, đồng thời có quyền khai thác một số dịch vụ phục vụ khách du lịch như bán hàng lưu niệm, sản xuất đồ thủ công truyền thống (bao gồm những hoạt động không ảnh hưởng xấu đến di sản), đồng thời buộc họ gắn quyền lợi với trách nhiệm bảo tồn di sản, một.
Riêng đối với phương án di dời, trong tháng 8/2011, Ủy ban Nhân dân thành phố Huế đã quyết định đầu tư 99 tỷ 105 triệu đồng xây dựng năm khối nhà chung cư 4 tầng tại đường Nguyễn Văn Linh, phường Hương Sơ với quy mô 161 căn hộ khép kín.
Khối nhà này có diện tích xây dựng hơn 3.700m2 với hơn 15.000m2 sàn, đầy đủ hệ thống cấp thoát nước, điện chiếu sáng, chống sét, chống cháy... Tuy nhiên, việc xây dựng phải sau hai năm mới hoàn thành và cũng mới chỉ giải quyết được một phần rất nhỏ trong việc di dời các hộ dân sống trên Thượng thành và các eo bầu..../.
Quốc Việt (Vietnam+)