Theo Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, đề án kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009-2020 (đề án 52) đang được triển khai tại 28 tỉnh, thành phố ven biển trong cả nước, nhằm ổn định mức sinh và nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở các vùng biển, đảo, ven biển.
Qua 3 năm thực hiện đề án tại 151 quận, huyện, thị xã, thành phố và 2.390 xã của 28 tỉnh, thành phố ven biển trong cả nước, bước đầu đã đạt một số kết quả đáng khích lệ trong việc nâng cao chất lượng dân số vùng biển, đảo và ven biển. Đến nay, các địa phương tham gia đề án đã thành lập được 169 đội lưu động y tế - kế hoạch hóa gia đình tuyến huyện, 19 đội lưu động của Trung tâm tư vấn và trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản các tỉnh.
Qua đó, có hơn 1.228.000 lượt người được tư vấn về các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình; hơn 218.460 bà mẹ mang thai đã được khám thai; hơn 1.121.000 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được khám phụ khoa; trẻ em được kiểm tra sức khỏe, điều trị các bệnh thông thường.
Đề án còn xây dựng các mô hình cung cấp dịch vụ và tư vấn về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình cho người làm việc tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch ở các vùng biển đảo và ven biển.
Tổng kinh phí thực hiện đề án trong 3 năm 2009-2011 hơn 174,4 tỷ đồng (trong đó kinh phí địa phương hơn 134,9 tỷ đồng, Trung ương hơn 39,5 tỷ đồng). Riêng năm 2012, kinh phí gần 60 tỷ đồng.
Theo Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, việc thực hiện đề án còn gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất, mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình ở cấp xã còn yếu và thiếu, chưa phù hợp với đặc điểm môi trường và khí hậu vùng biển. Đáng chú ý là hiện vẫn còn một số xã ven biển, đảo chưa có trạm y tế, 34% trạm y tế xã chưa có bác sĩ.
Đề án 52 đề ra mục tiêu đến năm 2015, quy mô dân số các vùng biển, đảo và ven biển không vượt quá 34 triệu người; tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại các vùng biển, đảo và ven biển áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 72% vào năm 2015; 80% người làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, khu kinh tế thuộc khu vực biển đảo, ven biển và trên biển được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình.
Trong năm 2012, đề án ưu tiên tập trung giảm sinh đối với 12 tỉnh ven biển chưa đạt mức sinh thay thế; tăng cường giải pháp kiểm soát giới tính khi sinh đối với 18 tỉnh, thành phố ven biển có tỉ số giới tính khi sinh ở mức cao; thí điểm và nhân rộng các mô hình can thiệp có hiệu quả, xây dựng các mô hình can thiệp mới phù hợp trong việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, kế hoạch hóa gia đình./.
Qua 3 năm thực hiện đề án tại 151 quận, huyện, thị xã, thành phố và 2.390 xã của 28 tỉnh, thành phố ven biển trong cả nước, bước đầu đã đạt một số kết quả đáng khích lệ trong việc nâng cao chất lượng dân số vùng biển, đảo và ven biển. Đến nay, các địa phương tham gia đề án đã thành lập được 169 đội lưu động y tế - kế hoạch hóa gia đình tuyến huyện, 19 đội lưu động của Trung tâm tư vấn và trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản các tỉnh.
Qua đó, có hơn 1.228.000 lượt người được tư vấn về các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình; hơn 218.460 bà mẹ mang thai đã được khám thai; hơn 1.121.000 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được khám phụ khoa; trẻ em được kiểm tra sức khỏe, điều trị các bệnh thông thường.
Đề án còn xây dựng các mô hình cung cấp dịch vụ và tư vấn về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình cho người làm việc tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch ở các vùng biển đảo và ven biển.
Tổng kinh phí thực hiện đề án trong 3 năm 2009-2011 hơn 174,4 tỷ đồng (trong đó kinh phí địa phương hơn 134,9 tỷ đồng, Trung ương hơn 39,5 tỷ đồng). Riêng năm 2012, kinh phí gần 60 tỷ đồng.
Theo Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, việc thực hiện đề án còn gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất, mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình ở cấp xã còn yếu và thiếu, chưa phù hợp với đặc điểm môi trường và khí hậu vùng biển. Đáng chú ý là hiện vẫn còn một số xã ven biển, đảo chưa có trạm y tế, 34% trạm y tế xã chưa có bác sĩ.
Đề án 52 đề ra mục tiêu đến năm 2015, quy mô dân số các vùng biển, đảo và ven biển không vượt quá 34 triệu người; tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại các vùng biển, đảo và ven biển áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 72% vào năm 2015; 80% người làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, khu kinh tế thuộc khu vực biển đảo, ven biển và trên biển được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình.
Trong năm 2012, đề án ưu tiên tập trung giảm sinh đối với 12 tỉnh ven biển chưa đạt mức sinh thay thế; tăng cường giải pháp kiểm soát giới tính khi sinh đối với 18 tỉnh, thành phố ven biển có tỉ số giới tính khi sinh ở mức cao; thí điểm và nhân rộng các mô hình can thiệp có hiệu quả, xây dựng các mô hình can thiệp mới phù hợp trong việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, kế hoạch hóa gia đình./.
Công Trí (TTXVN)