Ngày 6/6, trường Đại học Dược Hà Nội đã tổ chức Hội thảo tổng kết dự án "Nâng cao chất lượng đào tạo dược sỹ lâm sàng tại Việt Nam để đáp ứng yêu cầu cấp thiết về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả của cộng đồng."
Hội thảo có sự tham gia của nhiều tổ chức quốc tế; đại diện các trường Đại học Dược Hà Lan, Thái Lan và các trường Đại học tại Việt Nam được thụ hưởng dự án.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến khẳng định hội thảo sẽ góp phần giúp các trường Đại học Y-Dược Việt Nam có một hướng đi đúng và chắc chắn trong chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo hướng tới đáp ứng nhu cầu xã hội.
Với nhiều kết quả đã đạt được, dự án sẽ mang lại cho các trường đào tạo dược sỹ của Việt Nam một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Thứ trưởng mong rằng kết quả của dự án sẽ tiếp tục được duy trì bền vững và nhân rộng trong cả nước nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động khám chữa bệnh cho người dân trong thời gian tới.
Dự án "Nâng cao chất lượng đào tạo dược sỹ lâm sàng tại Việt Nam để đáp ứng yêu cầu cấp thiết về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả của cộng đồng" được tài trợ bởi Chương trình tăng cường năng lực thể chế cho giáo dục và đào tạo sau phổ thông (NUFFIC Hà Lan) với tổng kinh phí khoảng 2,2 triệu euro.
Theo đó, sáu trường đại học được thụ hưởng dự án, gồm Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y-Dược thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y - Dược Cần Thơ, Đại học Y-Dược Huế, Đại học Y - Dược Thái Nguyên và Đại học Y Thái Bình.
Mục tiêu của dự án là xây dựng chương trình đào tạo dược sỹ có tính cập nhật, hiện đại, trên cơ sở đó xây dựng chương trình đào tạo dược sỹ lâm sàng đáp ứng được yêu cầu của việc tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; xây dựng môi trường đào tạo dược sỹ lâm sàng; nâng cao chất lượng công tác quản lý đào tạo...
Sau 4 năm triển khai (2008-2012), dự án đã mang lại cho các trường đại học của Việt Nam một khung chương trình đào tạo dược sỹ, dược sỹ lâm sàng cập nhật, hiện đại; một môi trường và phương tiện học tập hiện đại, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy trình độ cao.
Đồng thời, dự án đã đào tạo một số lượng lớn cán bộ tại Hà Lan, Thái Lan và Việt Nam với các nội dung: đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ ngắn hạn về phương pháp giảng dạy tiên tiến, phân tích ca lâm sàng dựa trên y học bằng chứng và quản lý đào tạo; xây dựng được các bộ công cụ đánh giá công tác kiểm định chất lượng đào tạo và một hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin thuốc và ca lâm sàng trong hỗ trợ đào tạo, thực hành dược lâm sàng.
Phó giáo sư-tiến sỹ Thái Nguyễn Hùng Thu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội nhấn mạnh sau bốn năm triển khai dự án, một số nội dung được coi là cấp thiết trong cải thiện hoạt động và hành nghề dược sỹ lâm sàng vẫn chưa được triển khai như hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến hướng dẫn điều trị, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ dược sỹ bệnh viện đang hành nghề, xây dựng mối quan hệ tương hỗ giữa các đơn vị đào tạo và hội ngành nghề kiểm soát chất lượng đào tạo và hành nghề. Chính vì vậy đề nghị Bộ Y tế có chính sách ưu tiên các nội dung nêu trên vào danh mục các nội dung vận động tài trợ ODA.../.
Hội thảo có sự tham gia của nhiều tổ chức quốc tế; đại diện các trường Đại học Dược Hà Lan, Thái Lan và các trường Đại học tại Việt Nam được thụ hưởng dự án.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến khẳng định hội thảo sẽ góp phần giúp các trường Đại học Y-Dược Việt Nam có một hướng đi đúng và chắc chắn trong chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo hướng tới đáp ứng nhu cầu xã hội.
Với nhiều kết quả đã đạt được, dự án sẽ mang lại cho các trường đào tạo dược sỹ của Việt Nam một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Thứ trưởng mong rằng kết quả của dự án sẽ tiếp tục được duy trì bền vững và nhân rộng trong cả nước nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động khám chữa bệnh cho người dân trong thời gian tới.
Dự án "Nâng cao chất lượng đào tạo dược sỹ lâm sàng tại Việt Nam để đáp ứng yêu cầu cấp thiết về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả của cộng đồng" được tài trợ bởi Chương trình tăng cường năng lực thể chế cho giáo dục và đào tạo sau phổ thông (NUFFIC Hà Lan) với tổng kinh phí khoảng 2,2 triệu euro.
Theo đó, sáu trường đại học được thụ hưởng dự án, gồm Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y-Dược thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y - Dược Cần Thơ, Đại học Y-Dược Huế, Đại học Y - Dược Thái Nguyên và Đại học Y Thái Bình.
Mục tiêu của dự án là xây dựng chương trình đào tạo dược sỹ có tính cập nhật, hiện đại, trên cơ sở đó xây dựng chương trình đào tạo dược sỹ lâm sàng đáp ứng được yêu cầu của việc tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; xây dựng môi trường đào tạo dược sỹ lâm sàng; nâng cao chất lượng công tác quản lý đào tạo...
Sau 4 năm triển khai (2008-2012), dự án đã mang lại cho các trường đại học của Việt Nam một khung chương trình đào tạo dược sỹ, dược sỹ lâm sàng cập nhật, hiện đại; một môi trường và phương tiện học tập hiện đại, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy trình độ cao.
Đồng thời, dự án đã đào tạo một số lượng lớn cán bộ tại Hà Lan, Thái Lan và Việt Nam với các nội dung: đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ ngắn hạn về phương pháp giảng dạy tiên tiến, phân tích ca lâm sàng dựa trên y học bằng chứng và quản lý đào tạo; xây dựng được các bộ công cụ đánh giá công tác kiểm định chất lượng đào tạo và một hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin thuốc và ca lâm sàng trong hỗ trợ đào tạo, thực hành dược lâm sàng.
Phó giáo sư-tiến sỹ Thái Nguyễn Hùng Thu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội nhấn mạnh sau bốn năm triển khai dự án, một số nội dung được coi là cấp thiết trong cải thiện hoạt động và hành nghề dược sỹ lâm sàng vẫn chưa được triển khai như hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến hướng dẫn điều trị, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ dược sỹ bệnh viện đang hành nghề, xây dựng mối quan hệ tương hỗ giữa các đơn vị đào tạo và hội ngành nghề kiểm soát chất lượng đào tạo và hành nghề. Chính vì vậy đề nghị Bộ Y tế có chính sách ưu tiên các nội dung nêu trên vào danh mục các nội dung vận động tài trợ ODA.../.
Thu Phương (TTXVN)