Ngày 6/10, Hội Chấn thương chỉnh hình Việt Nam tổ chức Hội nghị khoa học thường niên lần thứ IX với chủ đề "Phẫu thuật thay khớp và phẫu thuật cột sống."
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã đánh giá cao những thành tích của Hội Chấn thương chỉnh hình Việt Nam đã đạt được trong 10 năm trưởng thành và phát triển.
Từ năm 2005, Hội Chấn thương chỉnh hình Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Hội Chấn thương chỉnh hình Đông Nam Á.
Đồng thời, hội đã thực hiện nhiều chương trình đào tạo có ý nghĩa, hiệu quả thiết thực trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Tại đây, tiến sỹ, bác sỹ Trần Đắc Nghĩa, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Saint Paul cho biết biến chứng dễ nhận thấy nhất ở bệnh nhân bị mắc bệnh xương khớp là cứng khớp, tàn phế, không còn khả năng lao động, chịu đau đớn trong thời gian dài, gây khó khăn trong sinh hoạt.
Với những bệnh nhân này, nếu được điều trị thay khớp thì có thể trả lại hoạt động sinh hoạt tương đối bình thường trong thời hạn khoảng 10-30 năm tùy theo từng loại khớp.
Khí hậu Việt Nam có độ ẩm khá cao cũng là yếu tố khiến bệnh khớp trở thành căn bệnh phổ biến. Ngoài ra, các nguyên nhân khác như tuổi thọ trung bình của người dân ngày càng cao làm tăng tỷ lệ người bị thoái hóa xương khớp (chủ yếu ở người già); các vụ tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt xảy ra nhiều; tình trạng lạm dụng rượu; bệnh nhân nhiễm HIV tăng; đối tượng phụ nữ ở các vùng nông thôn phải lao động nặng nhọc...
Đặc biệt là tình trạng lạm dụng các loại thuốc chứa corticoid ngày càng phổ biến gây ra nhiều tai biến như chảy máu và thủng dạ dày, tăng huyết áp, dễ nhiễm khuẩn, tăng đường trong máu, loãng xương, suy tuyến thượng thận dẫn đến tử vong.
Theo các chuyên gia y tế, khi bệnh nhân có biểu hiện như viêm, sưng nóng, đau các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối... cần đến các cơ sở chuyên khoa khớp để được khám và điều trị đúng. Việc điều trị phải kiên trì, tuân thủ lịch tái khám do bác sỹ đưa ra. Tùy theo giai đoạn tiến triển của bệnh, bác sỹ sẽ thay đổi liều thuốc và hướng dẫn chế độ luyện tập phù hợp.
Để việc điều trị viêm khớp hiệu quả, cách tốt nhất là luyện tập thể dục thể thao đều đặn, vừa sức. Giảm cân cũng là yếu tố quan trọng để giảm áp lực cho khớp. Các loại trái cây như đu đủ, dứa, chanh, bưởi... rất tốt vì có tác dụng kháng viêm.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị chấn thương chỉnh hình tại Việt Nam, Hội nghị diễn ra trong ba ngày (4-7/10) với 70 báo cáo và bài giảng tập trung vào 4 chủ đề chính là thay khớp-nội soi, cột sống, chấn thương chung và vi phẫu tạo hình./.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã đánh giá cao những thành tích của Hội Chấn thương chỉnh hình Việt Nam đã đạt được trong 10 năm trưởng thành và phát triển.
Từ năm 2005, Hội Chấn thương chỉnh hình Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Hội Chấn thương chỉnh hình Đông Nam Á.
Đồng thời, hội đã thực hiện nhiều chương trình đào tạo có ý nghĩa, hiệu quả thiết thực trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Tại đây, tiến sỹ, bác sỹ Trần Đắc Nghĩa, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Saint Paul cho biết biến chứng dễ nhận thấy nhất ở bệnh nhân bị mắc bệnh xương khớp là cứng khớp, tàn phế, không còn khả năng lao động, chịu đau đớn trong thời gian dài, gây khó khăn trong sinh hoạt.
Với những bệnh nhân này, nếu được điều trị thay khớp thì có thể trả lại hoạt động sinh hoạt tương đối bình thường trong thời hạn khoảng 10-30 năm tùy theo từng loại khớp.
Khí hậu Việt Nam có độ ẩm khá cao cũng là yếu tố khiến bệnh khớp trở thành căn bệnh phổ biến. Ngoài ra, các nguyên nhân khác như tuổi thọ trung bình của người dân ngày càng cao làm tăng tỷ lệ người bị thoái hóa xương khớp (chủ yếu ở người già); các vụ tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt xảy ra nhiều; tình trạng lạm dụng rượu; bệnh nhân nhiễm HIV tăng; đối tượng phụ nữ ở các vùng nông thôn phải lao động nặng nhọc...
Đặc biệt là tình trạng lạm dụng các loại thuốc chứa corticoid ngày càng phổ biến gây ra nhiều tai biến như chảy máu và thủng dạ dày, tăng huyết áp, dễ nhiễm khuẩn, tăng đường trong máu, loãng xương, suy tuyến thượng thận dẫn đến tử vong.
Theo các chuyên gia y tế, khi bệnh nhân có biểu hiện như viêm, sưng nóng, đau các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối... cần đến các cơ sở chuyên khoa khớp để được khám và điều trị đúng. Việc điều trị phải kiên trì, tuân thủ lịch tái khám do bác sỹ đưa ra. Tùy theo giai đoạn tiến triển của bệnh, bác sỹ sẽ thay đổi liều thuốc và hướng dẫn chế độ luyện tập phù hợp.
Để việc điều trị viêm khớp hiệu quả, cách tốt nhất là luyện tập thể dục thể thao đều đặn, vừa sức. Giảm cân cũng là yếu tố quan trọng để giảm áp lực cho khớp. Các loại trái cây như đu đủ, dứa, chanh, bưởi... rất tốt vì có tác dụng kháng viêm.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị chấn thương chỉnh hình tại Việt Nam, Hội nghị diễn ra trong ba ngày (4-7/10) với 70 báo cáo và bài giảng tập trung vào 4 chủ đề chính là thay khớp-nội soi, cột sống, chấn thương chung và vi phẫu tạo hình./.
Thu Phương (TTXVN/Vietnam+)