Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, chiều 29/10, các đại biểu làm việc tại tổ, thảo luận về dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát
Các đại biểu đều tán thành với sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội cũng như mục đích và yêu cầu của việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, là nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” (Nghị quyết Trung ương 4) và Nghị quyết số 27/2012/QH13 của Quốc hội về một số cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
Các đại biểu cho rằng, việc ban hành Nghị quyết này sẽ giúp Quốc hội, Hội đồng Nhân dân nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, góp phần cụ thể hóa quy định về việc bỏ phiếu tín nhiệm đã được nêu trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật.
Về thẩm quyền và phạm vi những người được lấy phiếu tín nhiệm, nhiều đại biểu cho rằng việc mở rộng phạm vi những người được lấy phiếu tín nhiệm đối với tất cả những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, bao gồm các thành viên Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của Hội đồng Nhân dân… là quá rộng không cần thiết, quá dàn trải, dễ dẫn đến hình thức.
Theo đại biểu Trần Dương Tuấn (Bến Tre), trước hết Quốc hội chỉ nên lấy phiếu tín nhiệm đối với 49 đại biểu quốc hội thuộc diện chủ chốt (Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao; Tổng Kiểm toán Nhà nước).
Các vị trí này đã được quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm phải chú ý đến đánh giá con người và nhìn nhận cán bộ một cách đúng mực, đầy đủ. Những người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm phải chuẩn bị một báo cáo nhận xét về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, các vấn đề cần giải trình liên quan đến các vị đại biểu quốc hội.
Đại biểu nhấn mạnh rằng việc lấy phiếu tín nhiệm với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn nếu không có thông tin đầy đủ đến các đại biểu Quốc hội, việc bỏ phiếu sẽ trở lên hình thức. Việc lấy phiếu tín nhiệm phải bảo đảm đúng quy trình, khách quan, công bằng, công khai, chặt chẽ và thận trọng, đồng thời phải ngăn ngừa việc lợi dụng việc lấy phiếu gây khó khăn cho công tác cán bộ.
Đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh) cho rằng cần có sự đồng bộ về văn bản pháp luật. Vì vậy, trước mắt chỉ nên lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với 49 đại biểu chủ chốt, về lâu dài sẽ thực hiện theo dự thảo Nghị quyết. Để làm được việc này, thời gian tới cần phải tăng cường lực lượng đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân làm nhiệm vụ chuyên trách, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân.
Căn cứ và mức độ đánh giá
Xung quanh nội dung về mức độ đánh giá, thể hiện sự tín nhiệm, đại biểu Trần Dương Tuấn (Bến Tre) tán thành với dự thảo Nghị quyết, quy định có bốn mức trên phiếu lấy tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Tuy nhiên đại biểu đề nghị giữ nguyên ba mức lựa chọn: "tín nhiệm cao," "tín nhiệm trung bình," "tín nhiệm thấp" và sửa lựa chọn "chưa có ý kiến" thành "không tín nhiệm" vì trách nhiệm của mỗi đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân là phải thay mặt cử tri xem xét và thể hiện chính kiến của mình.
Đại biểu Hà Minh Huệ (Bình Thuận) lại cho rằng chỉ nên quy định hai mức lựa chọn: "Tín nhiệm" và "không tín nhiệm" là đủ bởi việc đánh giá tín nhiệm thấp hay cao là rất khó.
Đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, tín nhiệm cao hay thấp phải dựa trên cơ sở của kết quả tỷ lệ phiếu tín nhiệm nhiều hay ít, cần căn cứ vào tỷ lệ phiếu tín nhiệm để xác định người được lấy phiếu đạt tín nhiệm cao hay tín nhiệm thấp.
Đối với căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm, đại biểu Khúc Thị Duyên (Thái Bình) tán thành các nội dung cơ bản làm căn cứ cho việc đánh giá tín nhiệm: việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật đối với từng chức danh cụ thể; tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống.
Tuy nhiên, theo đại biểu Huỳnh Văn Tí (Lâm Đồng), việc đánh giá "phẩm chất đạo đức, lối sống" của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là rất khó. Đại biểu đề nghị cần tham khảo thêm nhiều "kênh thông tin" về người được bỏ phiếu tín nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm (ý kiến đánh giá của đơn vị công tác, báo chí, cử tri...).
Đại biểu Trần Dương Tuấn (Bến Tre) cũng cho rằng, để bảo đảm tính khách quan cần tham khảo thêm ý kiến cử tri nơi cư trú, làm việc của đại biểu được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm...
Ngoài ra, các đại biểu cũng góp nhiều ý kiến về các quy định khác của dự thảo Nghị quyết như về thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm; về quy trình lấy phiếu tín nhiệm; về định kỳ lấy phiếu tín nhiệm để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết.../.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát
Các đại biểu đều tán thành với sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội cũng như mục đích và yêu cầu của việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, là nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” (Nghị quyết Trung ương 4) và Nghị quyết số 27/2012/QH13 của Quốc hội về một số cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
Các đại biểu cho rằng, việc ban hành Nghị quyết này sẽ giúp Quốc hội, Hội đồng Nhân dân nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, góp phần cụ thể hóa quy định về việc bỏ phiếu tín nhiệm đã được nêu trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật.
Về thẩm quyền và phạm vi những người được lấy phiếu tín nhiệm, nhiều đại biểu cho rằng việc mở rộng phạm vi những người được lấy phiếu tín nhiệm đối với tất cả những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, bao gồm các thành viên Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của Hội đồng Nhân dân… là quá rộng không cần thiết, quá dàn trải, dễ dẫn đến hình thức.
Theo đại biểu Trần Dương Tuấn (Bến Tre), trước hết Quốc hội chỉ nên lấy phiếu tín nhiệm đối với 49 đại biểu quốc hội thuộc diện chủ chốt (Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao; Tổng Kiểm toán Nhà nước).
Các vị trí này đã được quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm phải chú ý đến đánh giá con người và nhìn nhận cán bộ một cách đúng mực, đầy đủ. Những người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm phải chuẩn bị một báo cáo nhận xét về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, các vấn đề cần giải trình liên quan đến các vị đại biểu quốc hội.
Đại biểu nhấn mạnh rằng việc lấy phiếu tín nhiệm với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn nếu không có thông tin đầy đủ đến các đại biểu Quốc hội, việc bỏ phiếu sẽ trở lên hình thức. Việc lấy phiếu tín nhiệm phải bảo đảm đúng quy trình, khách quan, công bằng, công khai, chặt chẽ và thận trọng, đồng thời phải ngăn ngừa việc lợi dụng việc lấy phiếu gây khó khăn cho công tác cán bộ.
Đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh) cho rằng cần có sự đồng bộ về văn bản pháp luật. Vì vậy, trước mắt chỉ nên lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với 49 đại biểu chủ chốt, về lâu dài sẽ thực hiện theo dự thảo Nghị quyết. Để làm được việc này, thời gian tới cần phải tăng cường lực lượng đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân làm nhiệm vụ chuyên trách, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân.
Căn cứ và mức độ đánh giá
Xung quanh nội dung về mức độ đánh giá, thể hiện sự tín nhiệm, đại biểu Trần Dương Tuấn (Bến Tre) tán thành với dự thảo Nghị quyết, quy định có bốn mức trên phiếu lấy tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Tuy nhiên đại biểu đề nghị giữ nguyên ba mức lựa chọn: "tín nhiệm cao," "tín nhiệm trung bình," "tín nhiệm thấp" và sửa lựa chọn "chưa có ý kiến" thành "không tín nhiệm" vì trách nhiệm của mỗi đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân là phải thay mặt cử tri xem xét và thể hiện chính kiến của mình.
Đại biểu Hà Minh Huệ (Bình Thuận) lại cho rằng chỉ nên quy định hai mức lựa chọn: "Tín nhiệm" và "không tín nhiệm" là đủ bởi việc đánh giá tín nhiệm thấp hay cao là rất khó.
Đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, tín nhiệm cao hay thấp phải dựa trên cơ sở của kết quả tỷ lệ phiếu tín nhiệm nhiều hay ít, cần căn cứ vào tỷ lệ phiếu tín nhiệm để xác định người được lấy phiếu đạt tín nhiệm cao hay tín nhiệm thấp.
Đối với căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm, đại biểu Khúc Thị Duyên (Thái Bình) tán thành các nội dung cơ bản làm căn cứ cho việc đánh giá tín nhiệm: việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật đối với từng chức danh cụ thể; tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống.
Tuy nhiên, theo đại biểu Huỳnh Văn Tí (Lâm Đồng), việc đánh giá "phẩm chất đạo đức, lối sống" của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là rất khó. Đại biểu đề nghị cần tham khảo thêm nhiều "kênh thông tin" về người được bỏ phiếu tín nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm (ý kiến đánh giá của đơn vị công tác, báo chí, cử tri...).
Đại biểu Trần Dương Tuấn (Bến Tre) cũng cho rằng, để bảo đảm tính khách quan cần tham khảo thêm ý kiến cử tri nơi cư trú, làm việc của đại biểu được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm...
Ngoài ra, các đại biểu cũng góp nhiều ý kiến về các quy định khác của dự thảo Nghị quyết như về thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm; về quy trình lấy phiếu tín nhiệm; về định kỳ lấy phiếu tín nhiệm để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết.../.
Phúc Hằng (TTXVN)