Ngày 25/10, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo phổ biến Luật Tài nguyên nước 2012 và các văn bản pháp luật có liên quan, nhằm góp ý cho Dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia về nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước.
Tham dự Hội thảo có đại diện các sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, các doanh nghiệp khai thác nước lớn tại khu vực phía Bắc.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai đã khái quát tầm quan trọng của Luật Tài nguyên nước năm 2012, đồng thời đề nghị các địa phương nhanh chóng nghiên cứu và triển khai Luật vào thực tế cuộc sống.
Bên cạnh đó, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước 2012 đã được đa số các thành viên Chính phủ tán thành, sẽ sớm ban hành trong thời gian tới.
Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước Hoàng Văn Bảy cho biết: Trên cơ sở Luật Tài nguyên nước năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tập trung lấy ý kiến để hoàn thành Dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia về nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước.
Mục tiêu của Kế hoạch hành động nhằm đảm bảo quản lý, khai thác sử dụng bền vững tài nguyên nước theo phương thức tổng hợp, toàn diện, bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia cho trước mắt và lâu dài; bảo đảm an sinh xã hội và quốc phòng, an ninh trước diễn biến của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sự suy giảm nguồn nước trong những năm tới.
Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và phòng, chống giảm nhẹ tác hại do nước gây ra đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, việc này còn tồn tại nhiều bất cập với nhiều khó khăn thách thức như tác động của biến đổi khí hậu, các quốc gia ở thượng nguồn tăng cường khai thác, sử dụng nguồn nước các sông quốc tế đang và sẽ gây sức ép nặng nề lên tài nguyên nước và an ninh nguồn nước quốc gia; việc khai thác sử dụng tài nguyên nước thiếu bền vững, chưa hợp lý và hiệu quả thấp; chất lượng nước đang bị suy giảm ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và việc khai thác, sử dụng nước; nước vận động theo lưu vực, có liên quan mật thiết đến các tài nguyên khác và rất dễ bị tổn thương nhưng chưa có phương thức quản lý thích hợp; thiếu thông tin, số liệu về tài nguyên nước; bộ máy tổ chức, năng lực quản lý tài nguyên nước chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là ở các địa phương…
Để hoàn thành mục tiêu này, Kế hoạch hành động cũng xác định 10 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó lưu ý vấn đề hoàn thiện chính sách, pháp luật, chiến lược về tài nguyên nước; tăng cường các biện pháp chủ động kiểm soát các tác động tiêu cực đối với tài nguyên nước; tuyên truyền nâng cao nhận thức và quản lý, bảo vệ tài nguyên nước…Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận và đóng góp nhiều ý kiến quan trọng để hoàn thiện Dự thảo Kế hoạch hành động nêu trên./.
Tham dự Hội thảo có đại diện các sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, các doanh nghiệp khai thác nước lớn tại khu vực phía Bắc.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai đã khái quát tầm quan trọng của Luật Tài nguyên nước năm 2012, đồng thời đề nghị các địa phương nhanh chóng nghiên cứu và triển khai Luật vào thực tế cuộc sống.
Bên cạnh đó, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước 2012 đã được đa số các thành viên Chính phủ tán thành, sẽ sớm ban hành trong thời gian tới.
Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước Hoàng Văn Bảy cho biết: Trên cơ sở Luật Tài nguyên nước năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tập trung lấy ý kiến để hoàn thành Dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia về nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước.
Mục tiêu của Kế hoạch hành động nhằm đảm bảo quản lý, khai thác sử dụng bền vững tài nguyên nước theo phương thức tổng hợp, toàn diện, bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia cho trước mắt và lâu dài; bảo đảm an sinh xã hội và quốc phòng, an ninh trước diễn biến của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sự suy giảm nguồn nước trong những năm tới.
Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và phòng, chống giảm nhẹ tác hại do nước gây ra đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, việc này còn tồn tại nhiều bất cập với nhiều khó khăn thách thức như tác động của biến đổi khí hậu, các quốc gia ở thượng nguồn tăng cường khai thác, sử dụng nguồn nước các sông quốc tế đang và sẽ gây sức ép nặng nề lên tài nguyên nước và an ninh nguồn nước quốc gia; việc khai thác sử dụng tài nguyên nước thiếu bền vững, chưa hợp lý và hiệu quả thấp; chất lượng nước đang bị suy giảm ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và việc khai thác, sử dụng nước; nước vận động theo lưu vực, có liên quan mật thiết đến các tài nguyên khác và rất dễ bị tổn thương nhưng chưa có phương thức quản lý thích hợp; thiếu thông tin, số liệu về tài nguyên nước; bộ máy tổ chức, năng lực quản lý tài nguyên nước chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là ở các địa phương…
Để hoàn thành mục tiêu này, Kế hoạch hành động cũng xác định 10 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó lưu ý vấn đề hoàn thiện chính sách, pháp luật, chiến lược về tài nguyên nước; tăng cường các biện pháp chủ động kiểm soát các tác động tiêu cực đối với tài nguyên nước; tuyên truyền nâng cao nhận thức và quản lý, bảo vệ tài nguyên nước…Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận và đóng góp nhiều ý kiến quan trọng để hoàn thiện Dự thảo Kế hoạch hành động nêu trên./.
Lý Thanh Hương (TTXVN)