Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, để thực hiện tốt mục tiêu đề ra cho công cuộcxây dựng và phát triển đất nước trong thời gian tới, một vấn đề cần đặcbiệt chú trọng là xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vữngvàng, năng lực chuyên môn cao, có khả năng thuyết phục, tổ chức và tậphợp cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Là trung tâm quốc gia đào tạo, bồidưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cho hệ thống chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh việc Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộlãnh đạo, quản lý và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu của đất nướctrong giai đoạn mới là thiết thực đóng góp vào sự nghiệp đổi mới.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng củaHọc viện rất đặc biệt, đó là cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấpcủa Đảng và hệ thống chính trị. Vì vậy, thầy giáo, cô giáo của Học việnkhông chỉ dạy cho học viên những tri thức khoa học mà còn giảng dạychuyên sâu, hướng dẫn học viên nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Marx-Leninvà tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối lãnh đạo của Đảng, đồng thời cập nhậtnhững vấn đề mới từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn cáchmạng. Học viện cần tập trung vào những nội dung lớn về nghiên cứu lýluận mà Đại hội XI của Đảng đã đề ra, đồng thời xây dựng kế hoạch vàtriển khai tổng kết thực tiễn một cách có bài bản.
Phó Thủ tướng đề nghị, cùng với trau dồi tri thức khoa họcxã hội, khoa học lý luận về chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ ChíMinh, đường lối lãnh đạo của Đảng, các thầy giáo, cô giáo của Học việncần chú trọng trang bị cho học viên về kỹ năng lãnh đạo, quản lý, nhấtlà trong chương trình đào tạo cán bộ theo chức danh; trang bị cho họcviên những kiến thức mà cách mạng cần, kỹ năng xử lý tình huống thựctiễn, để từ hành trang học tập, nghiên cứu tại Học viện, học viên ratrường, với cương vị công tác của mình có thể triển khai thành công cácnhiệm vụ được giao.
Trong diễn văntại lễ kỷ niệm, ông Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốcHọc viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, cùng với độingũ trí thức của cả nước, đội ngũ các nhà giáo, nhà khoa học thuộc nhiềuthế hệ của Học viện không ngừng lớn mạnh và trưởng thành.
Được rènluyện và thử thách trong thực tiễn, đội ngũ các nhà giáo, nhà khoa họccủa Học viện đã tỏ rõ những phẩm chất và năng lực của người trí thứccách mạng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong thời gian tới, Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh xác địnhtập trung nhiều hơn vào nhiệm vụ quan trọng là đào tạo, bồi dưỡng theochức danh cán bộ trong hệ thống chính trị, đồng thời xây dựng các chươngtrình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng cho từng đối tượng cán bộđào tạo của Học viện, cũng như những chương trình đào tạo tiền bổ nhiệm,hậu bổ nhiệm, đào tạo lại, đào tạo nâng cao cho từng chức danh cán bộtrong bộ máy của Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội, cácđơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.
Việc xây dựng các chương trìnhđào tạo, bồi dưỡng, cần triển khai theo hướng đổi mới và hiện đại vớikiến thức toàn diện về tri thức lý luận và kỹ năng lãnh đạo, quản lý.Trong công tác nghiên cứu khoa học, với nỗ lực phấn đấu để thực sự làmột trung tâm khoa học hàng đầu của đất nước về lý luận chính trị, khoahọc hành chính, những nội dung cần tập trung nghiên cứu làm sáng tỏnhững vấn đề do thực tiễn đặt ra, chú trọng tổng kết thực tiễn để pháttriển lý luận, kịp thời cung cấp những luận cứ khoa học làm cơ sở choviệc hoạch định các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thờiphục vụ cho nhiệm vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡngcán bộ…
Tại lễ kỷ niệm, 10 nhà giáo cóthành tích xuất sắc đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chươngĐộc lập hạng Nhì, hạng Ba và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ./.