Sáng 12/11, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã phát động Chiến dịch tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức người tham gia giao thông trên ba tuyến hành lang thí điểm Hà Nội-Vinh, Thành phố Hồ Chí Minh-Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh-Vũng Tàu.
Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, tại Việt Nam, mỗi ngày có hơn 30 người bị tai nạn giao thông cướp đi mạng sống cùng với hàng trăm người bị thương tật suốt đời. Điều đó đồng nghĩa với mỗi ngày có hàng trăm gia đình Việt Nam gánh chịu sự mất mát, đau thương.
Những di chứng mà mỗi tai nạn giao thông để lại luôn kéo dài và không thể lường hết được, khiến xã hội bị tổn thương nghiêm trọng. Thêm vào đó, gia đình nạn nhân và ngân sách nhà nước phải gánh chịu thêm gánh nặng hàng ngàn tỷ đồng để khắc phục hậu quả của tai nạn giao thông hàng năm. Điều này đe dọa đến những thành quả của tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm tổn thương đến hình ảnh một đất nước an toàn trong mắt bạn bè, đối tác.
Bằng nhiều hành động mạnh mẽ, thông qua các chính sách quốc gia, những cam kết xã hội, các cấp, các ngành, các địa phương đang làm mọi cách để giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông, số người chết và bị thương. Nhà nước, các tổ chức xã hội, các đoàn thể cho đến từng cá nhân cần chung tay hành động quyết liệt.
Chiến dịch nhằm thực hiện các mục tiêu của Chính phủ về công tác an toàn giao thông, thực hiện các mục tiêu giảm từ 5-10% cả ba tiêu chí gồm số vụ, số người chết, số người bị thương, được thực hiện thí điểm trên 12 tỉnh, chiến dịch tuyên truyền, giáo dục kết hợp kết hợp cưỡng chế theo ba chủ đề chính: Không vượt đèn đỏ, không lái xe sau khi uống rượu bia, không vượt quá tốc độ quy định và đi sai làn đường.
Đây là hoạt động lần đầu tiên được tổ chức tại Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói chung. Các hình thức tuyên truyền của chiến dịch được thực hiện trên truyền hình, phát thanh, báo in, báo điện tử cũng các hình thức trực quan như khác như pano, băngrôn, ápphích, triển lãm ngoài trời, sách, bút gắn tờ rơi tuyên truyền...
Tại buổi lễ, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã ra Thông điệp và dành một phút tưởng niệm những nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông. Đây là dịp để mọi người bày tỏ niềm thương xót với những người xấu số khi tham gia giao thông; chia sẻ mất mát, gánh nặng của những người thân của họ, đồng thời là cơ hội để mỗi người nhắc nhở chính mình, người thân, bạn bè, các thành viên trong cộng đồng… cần chủ động góp phần tạo ra một môi trường giao thông an toàn cho bản thân và cộng đồng.
Nhân dịp này, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã triển lãm ảnh Chiến dịch tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức người tham gia giao thông ./.
Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, tại Việt Nam, mỗi ngày có hơn 30 người bị tai nạn giao thông cướp đi mạng sống cùng với hàng trăm người bị thương tật suốt đời. Điều đó đồng nghĩa với mỗi ngày có hàng trăm gia đình Việt Nam gánh chịu sự mất mát, đau thương.
Những di chứng mà mỗi tai nạn giao thông để lại luôn kéo dài và không thể lường hết được, khiến xã hội bị tổn thương nghiêm trọng. Thêm vào đó, gia đình nạn nhân và ngân sách nhà nước phải gánh chịu thêm gánh nặng hàng ngàn tỷ đồng để khắc phục hậu quả của tai nạn giao thông hàng năm. Điều này đe dọa đến những thành quả của tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm tổn thương đến hình ảnh một đất nước an toàn trong mắt bạn bè, đối tác.
Bằng nhiều hành động mạnh mẽ, thông qua các chính sách quốc gia, những cam kết xã hội, các cấp, các ngành, các địa phương đang làm mọi cách để giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông, số người chết và bị thương. Nhà nước, các tổ chức xã hội, các đoàn thể cho đến từng cá nhân cần chung tay hành động quyết liệt.
Chiến dịch nhằm thực hiện các mục tiêu của Chính phủ về công tác an toàn giao thông, thực hiện các mục tiêu giảm từ 5-10% cả ba tiêu chí gồm số vụ, số người chết, số người bị thương, được thực hiện thí điểm trên 12 tỉnh, chiến dịch tuyên truyền, giáo dục kết hợp kết hợp cưỡng chế theo ba chủ đề chính: Không vượt đèn đỏ, không lái xe sau khi uống rượu bia, không vượt quá tốc độ quy định và đi sai làn đường.
Đây là hoạt động lần đầu tiên được tổ chức tại Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói chung. Các hình thức tuyên truyền của chiến dịch được thực hiện trên truyền hình, phát thanh, báo in, báo điện tử cũng các hình thức trực quan như khác như pano, băngrôn, ápphích, triển lãm ngoài trời, sách, bút gắn tờ rơi tuyên truyền...
Tại buổi lễ, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã ra Thông điệp và dành một phút tưởng niệm những nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông. Đây là dịp để mọi người bày tỏ niềm thương xót với những người xấu số khi tham gia giao thông; chia sẻ mất mát, gánh nặng của những người thân của họ, đồng thời là cơ hội để mỗi người nhắc nhở chính mình, người thân, bạn bè, các thành viên trong cộng đồng… cần chủ động góp phần tạo ra một môi trường giao thông an toàn cho bản thân và cộng đồng.
Nhân dịp này, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã triển lãm ảnh Chiến dịch tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức người tham gia giao thông ./.
Phúc Hằng (TTXVN)