Chiều 2/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam rời thủ đô Tokyo, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nhật Bản theo lời mời của Thủ tướng Yoshihiko Noda.
Các nhà lãnh đạo Nhật Bản khẳng định sự coi trọng và đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho rằng chuyến thăm đã góp phần quan trọng nâng quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản lên tầm cao mới.
Nhân dịp này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa và những biện pháp cụ thể để triển khai những kết quả đạt được trong chuyến thăm.
- Xin ông cho biết ý nghĩa và những kết quả cụ thể đạt được trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?
Thứ trưởng Đoàn Xuân Hưng: Chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ sau khi ta tổ chức thành công Đại hội XI và bầu cử Quốc hội khóa 13, khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho mối quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với Nhật Bản.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Việt Nam-Nhật Bản đang phát triển hết sức mạnh mẽ trong những năm qua, nhất là sau khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược vào năm 2009.
Quan hệ hợp tác, tin cậy lẫn nhau giữa hai nước trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quốc phòng an ninh được tăng cường và có bước phát triển mới. Nhật Bản tiếp tục là đối tác kinh tế thương mại hàng đầu của Việt Nam, nhất là trên các lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), viện trợ phát triển chính thức (ODA).
Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đã dành cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sự đón tiếp hết sức trọng thị, nồng ấm, hữu nghị, chân thành theo nghi thức cao nhất.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp kiến Nhật Hoàng, có cuộc hội đàm cởi mở, chân tình trong bầu không khí thắm tình hữu nghị với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda. Thủ tướng cũng đã gặp gỡ, trao đổi ý kiến với lãnh đạo các giới của Nhật Bản. Ngoài Tokyo, Thủ tướng cũng đã đi thăm thành phố Natori, nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi thảm họa động đất sóng thần ngày 11/3/2011.
Hai bên đã ra “Tuyên bố chung về triển khai hành động trong khuôn khổ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản,” thể hiện những nhận thức chung, mong muốn và quyết tâm của lãnh đạo cấp cao hai nước và những định hướng lớn để làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước trong thời kỳ mới.
Có thể nói chuyến thăm là dấu mốc và là động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam-Nhật Bản ngày càng đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chung của nhân dân hai nước, góp phần tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.
Tôi xin điểm một số kết quả cụ thể, chủ yếu như sau:
Thứ nhất, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo Nhật Bản đều khẳng định tầm quan trọng và đánh giá tích cực những bước phát triển của quan hệ hai nước trong thời gian qua; nhất trí cần tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác về chính trị, trong đó quan trọng nhất là cần tiếp tục duy trì và tăng cường các chuyến thăm và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, tăng cường hợp tác và trao đổi đoàn giữa các bộ, ngành và địa phương hai nước, nhất là giữa các bộ quan trọng như Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, coi đây là cơ sở quan trọng để tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.
Thứ hai, hai bên đã nhất trí lấy năm 2013 là “Năm hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản”, phối hợp tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Thứ ba, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư là một trong những trọng tâm chính của chuyến thăm. Hai bên đã đánh giá lại kết quả triển khai những thỏa thuận đã có giữa hai nước, nhất là các dự án, nội dung hợp tác đã được nêu trong Tuyên bố chung Việt Nam-Nhật Bản về phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược tháng 10/2010 và trao đổi về các biện pháp cụ thể thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước phát triển nhanh chóng, sâu rộng hơn nữa trong thời gian tới.
Hai bên đã ký một số văn bản thỏa thuận giữa hai chính phủ về các dự án lớn như xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, hợp tác phát triển ngành công nghiệp đất hiếm, thỏa thuận xây dựng cảng nước sâu Lạch Huyện…
Ngoài ra, hai bên cũng ký “Văn kiện xác nhận” cấp chính phủ về việc Nhật Bản hỗ trợ đào tạo, tiếp nhận điều dưỡng viên, hộ lý của Việt Nam theo khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA).
Chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố không áp dụng đoạn 255 trong Báo cáo của Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam. Điều đó có nghĩa là Nhật Bản đã công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam.
Chính phủ Nhật Bản cũng cam kết tiếp tục duy trì ODA ở mức cao, giúp Việt Nam phát triển các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế, hiện đại hóa, công nghiệp hóa vào năm 2020. Hai bên cũng nhất trí nỗ lực để tăng ít nhất gấp đôi kim ngạch thương mại tới năm 2020.
Thứ tư, thể hiện tình đoàn kết với nhân dân Nhật Bản trước thảm họa động đất, sóng thần vừa qua tại miền Đông Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đi thăm thành phố Natori, gặp gỡ trực tiếp người dân Nhật Bản ở vùng bị thiên tai để chuyển tình cảm, sự cảm thông và tình đoàn kết của nhân dân Việt Nam.
Có thể nói, qua chuyến thăm, lãnh đạo chính phủ hai nước đã nhất trí cao trong nhiều vấn đề, quan hệ chính trị tin cậy, gắn bó, đạt được nhiều thỏa thuận cụ thể trong nhiều lĩnh vực, tạo nền tảng vững chắc cho việc tiếp tục tăng cường và phát triển hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước trong thời gian tới cũng như tình cảm hữu nghị giữa các tầng lớp nhân dân hai nước.
Phía Nhật Bản tỏ rõ hết sức coi trọng và đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm, góp phần nâng quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản lên tầm cao mới, tin cậy, sâu sắc và toàn diện hơn trên tất cả các lĩnh vực.
- Xin ông cho biết triển vọng quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian tới? Hai nước cần có những biện pháp cụ thể nào để triển khai những kết quả đạt được trong chuyến thăm này?
Thứ trưởng Đoàn Xuân Hưng: Để triển khai các thỏa thuận đạt được trong chuyến thăm lần này, các cơ quan hữu quan của hai nước cần hợp tác chặt chẽ, cùng đề ra những biện pháp cụ thể để thực hiện những nội dung đã được hai bên nhất trí và nêu trong Tuyên bố chung.
Hai bên cần duy trì và tăng cường các cơ chế đối thoại, tiếp xúc và giao lưu ở tất cả các cấp và trên mọi lĩnh vực. Trước mắt, hai bên trao đổi để tổ chức họp Ủy ban Hợp tác Việt Nam-Nhật Bản lần 4 nhằm rà soát lại các nội dung hợp tác cũng như trao đổi về các biện pháp cụ thể.
Về kinh tế, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác thông qua các cơ chế hiện có như Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt-Nhật (VJEPA), Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản về cải thiện môi trường đầu tư giai đoạn 4, Đối thoại đối tác chiến lược…
Hai bên cần phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức “Năm hữu nghị Việt-Nhật” và các hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2013, coi đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng và cơ hội tốt để tăng cường tình cảm hữu nghị, sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.
Nhật Bản và Việt Nam có nhiều lợi thế có thể bổ sung cho nhau. Tiềm năng hợp tác giữa hai nước rất to lớn.
Trên cơ sở đà phát triển quan hệ hết sức tốt đẹp hiện nay, tôi tin tưởng chắc chắn rằng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản sẽ tiếp tục được tăng cường cả về chiều rộng và chiều sâu trong những năm tới và mãi mãi về sau.
- Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng./.
Các nhà lãnh đạo Nhật Bản khẳng định sự coi trọng và đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho rằng chuyến thăm đã góp phần quan trọng nâng quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản lên tầm cao mới.
Nhân dịp này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa và những biện pháp cụ thể để triển khai những kết quả đạt được trong chuyến thăm.
- Xin ông cho biết ý nghĩa và những kết quả cụ thể đạt được trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?
Thứ trưởng Đoàn Xuân Hưng: Chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ sau khi ta tổ chức thành công Đại hội XI và bầu cử Quốc hội khóa 13, khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho mối quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với Nhật Bản.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Việt Nam-Nhật Bản đang phát triển hết sức mạnh mẽ trong những năm qua, nhất là sau khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược vào năm 2009.
Quan hệ hợp tác, tin cậy lẫn nhau giữa hai nước trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quốc phòng an ninh được tăng cường và có bước phát triển mới. Nhật Bản tiếp tục là đối tác kinh tế thương mại hàng đầu của Việt Nam, nhất là trên các lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), viện trợ phát triển chính thức (ODA).
Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đã dành cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sự đón tiếp hết sức trọng thị, nồng ấm, hữu nghị, chân thành theo nghi thức cao nhất.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp kiến Nhật Hoàng, có cuộc hội đàm cởi mở, chân tình trong bầu không khí thắm tình hữu nghị với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda. Thủ tướng cũng đã gặp gỡ, trao đổi ý kiến với lãnh đạo các giới của Nhật Bản. Ngoài Tokyo, Thủ tướng cũng đã đi thăm thành phố Natori, nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi thảm họa động đất sóng thần ngày 11/3/2011.
Hai bên đã ra “Tuyên bố chung về triển khai hành động trong khuôn khổ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản,” thể hiện những nhận thức chung, mong muốn và quyết tâm của lãnh đạo cấp cao hai nước và những định hướng lớn để làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước trong thời kỳ mới.
Có thể nói chuyến thăm là dấu mốc và là động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam-Nhật Bản ngày càng đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chung của nhân dân hai nước, góp phần tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.
Tôi xin điểm một số kết quả cụ thể, chủ yếu như sau:
Thứ nhất, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo Nhật Bản đều khẳng định tầm quan trọng và đánh giá tích cực những bước phát triển của quan hệ hai nước trong thời gian qua; nhất trí cần tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác về chính trị, trong đó quan trọng nhất là cần tiếp tục duy trì và tăng cường các chuyến thăm và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, tăng cường hợp tác và trao đổi đoàn giữa các bộ, ngành và địa phương hai nước, nhất là giữa các bộ quan trọng như Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, coi đây là cơ sở quan trọng để tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.
Thứ hai, hai bên đã nhất trí lấy năm 2013 là “Năm hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản”, phối hợp tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Thứ ba, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư là một trong những trọng tâm chính của chuyến thăm. Hai bên đã đánh giá lại kết quả triển khai những thỏa thuận đã có giữa hai nước, nhất là các dự án, nội dung hợp tác đã được nêu trong Tuyên bố chung Việt Nam-Nhật Bản về phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược tháng 10/2010 và trao đổi về các biện pháp cụ thể thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước phát triển nhanh chóng, sâu rộng hơn nữa trong thời gian tới.
Hai bên đã ký một số văn bản thỏa thuận giữa hai chính phủ về các dự án lớn như xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, hợp tác phát triển ngành công nghiệp đất hiếm, thỏa thuận xây dựng cảng nước sâu Lạch Huyện…
Ngoài ra, hai bên cũng ký “Văn kiện xác nhận” cấp chính phủ về việc Nhật Bản hỗ trợ đào tạo, tiếp nhận điều dưỡng viên, hộ lý của Việt Nam theo khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA).
Chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố không áp dụng đoạn 255 trong Báo cáo của Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam. Điều đó có nghĩa là Nhật Bản đã công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam.
Chính phủ Nhật Bản cũng cam kết tiếp tục duy trì ODA ở mức cao, giúp Việt Nam phát triển các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế, hiện đại hóa, công nghiệp hóa vào năm 2020. Hai bên cũng nhất trí nỗ lực để tăng ít nhất gấp đôi kim ngạch thương mại tới năm 2020.
Thứ tư, thể hiện tình đoàn kết với nhân dân Nhật Bản trước thảm họa động đất, sóng thần vừa qua tại miền Đông Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đi thăm thành phố Natori, gặp gỡ trực tiếp người dân Nhật Bản ở vùng bị thiên tai để chuyển tình cảm, sự cảm thông và tình đoàn kết của nhân dân Việt Nam.
Có thể nói, qua chuyến thăm, lãnh đạo chính phủ hai nước đã nhất trí cao trong nhiều vấn đề, quan hệ chính trị tin cậy, gắn bó, đạt được nhiều thỏa thuận cụ thể trong nhiều lĩnh vực, tạo nền tảng vững chắc cho việc tiếp tục tăng cường và phát triển hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước trong thời gian tới cũng như tình cảm hữu nghị giữa các tầng lớp nhân dân hai nước.
Phía Nhật Bản tỏ rõ hết sức coi trọng và đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm, góp phần nâng quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản lên tầm cao mới, tin cậy, sâu sắc và toàn diện hơn trên tất cả các lĩnh vực.
- Xin ông cho biết triển vọng quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian tới? Hai nước cần có những biện pháp cụ thể nào để triển khai những kết quả đạt được trong chuyến thăm này?
Thứ trưởng Đoàn Xuân Hưng: Để triển khai các thỏa thuận đạt được trong chuyến thăm lần này, các cơ quan hữu quan của hai nước cần hợp tác chặt chẽ, cùng đề ra những biện pháp cụ thể để thực hiện những nội dung đã được hai bên nhất trí và nêu trong Tuyên bố chung.
Hai bên cần duy trì và tăng cường các cơ chế đối thoại, tiếp xúc và giao lưu ở tất cả các cấp và trên mọi lĩnh vực. Trước mắt, hai bên trao đổi để tổ chức họp Ủy ban Hợp tác Việt Nam-Nhật Bản lần 4 nhằm rà soát lại các nội dung hợp tác cũng như trao đổi về các biện pháp cụ thể.
Về kinh tế, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác thông qua các cơ chế hiện có như Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt-Nhật (VJEPA), Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản về cải thiện môi trường đầu tư giai đoạn 4, Đối thoại đối tác chiến lược…
Hai bên cần phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức “Năm hữu nghị Việt-Nhật” và các hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2013, coi đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng và cơ hội tốt để tăng cường tình cảm hữu nghị, sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.
Nhật Bản và Việt Nam có nhiều lợi thế có thể bổ sung cho nhau. Tiềm năng hợp tác giữa hai nước rất to lớn.
Trên cơ sở đà phát triển quan hệ hết sức tốt đẹp hiện nay, tôi tin tưởng chắc chắn rằng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản sẽ tiếp tục được tăng cường cả về chiều rộng và chiều sâu trong những năm tới và mãi mãi về sau.
- Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng./.
(TTXVN/Vietnam+)