Việt Nam hàng năm phải gánh chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, bởi vậy việc ghi nhận vai trò tích cực của phụ nữ và trẻ em gái trong giảm nhẹ rủi ro thảm họa và thích ứng với biến đổi khí hậu là điều thiết yếu.
Đã đến lúc những phụ nữ và trẻ em gái cần được đánh giá đầy đủ đóng góp của họ trong gia đình, cộng đồng và được phản ánh vào trong các chính sách liên quan cấp quốc gia về vấn đề bình đẳng giới trong công tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Vai trò của phụ nữ, trẻ em gái chưa được đề cao
Ở Việt Nam, phụ nữ đóng một vai trò then chốt, không chỉ vì họ tạo nên gần một nửa dân số của quốc gia mà còn vì họ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình, trong nền kinh tế nông thôn và đô thị cũng như trong xã hội.
Tuy nhiên, phụ nữ và trẻ em gái thường được coi là "phụ" hoặc "thụ động" trong vấn đề ứng phó với thiên tai, mặc dù đóng góp của họ là đáng kể trong việc cùng với nam giới và trẻ em trai xây dựng khả năng ứng phó, phục hồi gia đình, cộng đồng góp phần giảm nhẹ rủi ro.
Khu vực nông thôn có 64% phụ nữ so với 53% nam giới tham gia vào sản xuất nông nghiệp và phải đối mặt với các rủi ro về mất mùa do hạn hán và mưa bất thường. Biến đổi khí hậu cũng góp phần làm cho nguồn nước trở nên bấp bênh hơn, điều này làm tăng thêm gánh nặng công việc của phụ n ữ trong việc tham gia vào công việc đồng áng quy mô nhỏ. Vì họ phải bỏ nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị đất, lấy nước, tưới nước và bảo vệ mùa màng khỏi sâu bệnh.
Phụ nữ đóng góp một phần đáng kể vào nền kinh tế của địa phương cũng như của quốc gia. Tuy nhiên công việc mà phụ nữ đảm nhận thường phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất và phụ nữ cũng là đối tượng ít có khả năng phục hồi nhất khi có các thảm họa.
Bên cạnh đó, phụ nữ phải gánh vác rất nhiều trách nhiệm chăm sóc gia đình, người già, người ốm đau trong cộng đồng, vì thế đã làm giảm cơ hội được học tập, tham gia các hoạt động tạo thu nhập và quá trình ra quyết định của họ ở cấp cộng đồng.
Có thể nói, do những vai trò khác nhau trong gia đình, cộng đồng được xã hội quy định, nam giới và nữ giới áp dụng những chiến lược khác nhau để ứng phó với thảm họa.
Phụ nữ có thể sử dụng sự đa dạng hóa thu nhập và giúp đỡ cộng đồng nhiều, trong khi nam giới có thể tìm kiếm những hỗ trợ về tài chính làm chiến lược đối phó nhiều hơn.
Nói chung, phụ nữ nghèo sống tại cả khu vực thành thị và nông thôn đều có ít quyền quyết định trong công việc kinh doanh của gia đình và cách thức chi tiêu thu nhập của gia đình.
Việc tham dự các cuộc họp của thôn, phường, xã thường được coi là công việc của nam giới. Phụ nữ có xu hướng chỉ tham gia dự các họp chung về giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu tại cộng đồng khi nam giới bận hoặc vắng mặt.
Khi tham gia vào ban chỉ huy phòng chống lụt bão, phụ nữ chỉ giới hạn quanh việc chăm sóc trẻ em và cấp phát lương thực, thường không tham dự vào việc ra quyết định.
Gia tăng bình đẳng giới ứng phó biến đổi khí hậu
Tài liệu nghiên cứu chung của Liên hợp quốc tại Việt Nam và Tổ chức Oxfam về “Ứng phó với Biến đổi khí hậu tại Việt Nam: Cơ hội cải thiện bình đẳng giới" cho thấy chính sự bất bình đẳng về giới nổi trội đã khiến cho phụ nữ có thể dễ bị ảnh hưởng hơn nam giới.
Sự nhạy cảm với biến đổi khí hậu là khác nhau ở mỗi nhóm và đặc biệt mạnh ở nhóm nghèo hơn, phụ nữ ở nông thôn, bao gồm cả những vùng đồng bảo dân tộc thiểu số, là những người có xu hướng phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên và có các hoạt động sinh kế nhạy cảm với khí hậu. Do đó, cơ quan hữu quan cần có những nỗ lực cụ thể để đảm bảo rằng, các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu mang tính nhạy cảm giới.
Cũng trong tài liệu nghiên cứu, các chuyên gia quốc tế đã đưa ra một số đề xuất để gia tăng bình đẳng giới trong bối cảnh thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Các địa phương cần nâng cao nhận thức cả về vấn đề biến đổi khí hậu lẫn bình đẳng giới và khuyến khích việc học hành cho phụ nữ, giáo dục cho tất cả mọi người với lưu ý đặc biệt tới chương trình học về bình đẳng giới và các hành động liên quan tới biến đổi khí hậu.
Các cơ sở tại địa phương tích cực nâng cao năng lực, vai trò và vị thế của phụ nữ để ứng phó với biến đổi khí hậu. Các bộ ngành liên quan đảm bảo rằng, các hoạt động của phụ nữ trong công tác giảm nhẹ rủi ro thảm họa, thích ứng với biến đổi khí hậu, cũng như trong việc xây dựng luật phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai phải kết hợp được các khía cạnh và các chỉ số liên quan đến bình đẳng giới.
Để làm được điều này, các cấp địa phương tới các cơ quan Trung ương cũng cần phối hợp chặt chẽ, đảm bảo tính nhạy cảm giới trong công tác giảm nhẹ rủi ro thảm họa và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Các bộ, ban ngành xây dựng chương trình lồng ghép giới và thực hiện có hiệu quả. Trong các chương trình và kế hoạch giảm nhẹ rủi ro thảm họa, thích ứng với biến đổi khí hậu cần xây dựng năng lực về giới cho phụ nữ tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu và những thảm họa có liên quan./.
Đã đến lúc những phụ nữ và trẻ em gái cần được đánh giá đầy đủ đóng góp của họ trong gia đình, cộng đồng và được phản ánh vào trong các chính sách liên quan cấp quốc gia về vấn đề bình đẳng giới trong công tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Vai trò của phụ nữ, trẻ em gái chưa được đề cao
Ở Việt Nam, phụ nữ đóng một vai trò then chốt, không chỉ vì họ tạo nên gần một nửa dân số của quốc gia mà còn vì họ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình, trong nền kinh tế nông thôn và đô thị cũng như trong xã hội.
Tuy nhiên, phụ nữ và trẻ em gái thường được coi là "phụ" hoặc "thụ động" trong vấn đề ứng phó với thiên tai, mặc dù đóng góp của họ là đáng kể trong việc cùng với nam giới và trẻ em trai xây dựng khả năng ứng phó, phục hồi gia đình, cộng đồng góp phần giảm nhẹ rủi ro.
Khu vực nông thôn có 64% phụ nữ so với 53% nam giới tham gia vào sản xuất nông nghiệp và phải đối mặt với các rủi ro về mất mùa do hạn hán và mưa bất thường. Biến đổi khí hậu cũng góp phần làm cho nguồn nước trở nên bấp bênh hơn, điều này làm tăng thêm gánh nặng công việc của phụ n ữ trong việc tham gia vào công việc đồng áng quy mô nhỏ. Vì họ phải bỏ nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị đất, lấy nước, tưới nước và bảo vệ mùa màng khỏi sâu bệnh.
Phụ nữ đóng góp một phần đáng kể vào nền kinh tế của địa phương cũng như của quốc gia. Tuy nhiên công việc mà phụ nữ đảm nhận thường phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất và phụ nữ cũng là đối tượng ít có khả năng phục hồi nhất khi có các thảm họa.
Bên cạnh đó, phụ nữ phải gánh vác rất nhiều trách nhiệm chăm sóc gia đình, người già, người ốm đau trong cộng đồng, vì thế đã làm giảm cơ hội được học tập, tham gia các hoạt động tạo thu nhập và quá trình ra quyết định của họ ở cấp cộng đồng.
Có thể nói, do những vai trò khác nhau trong gia đình, cộng đồng được xã hội quy định, nam giới và nữ giới áp dụng những chiến lược khác nhau để ứng phó với thảm họa.
Phụ nữ có thể sử dụng sự đa dạng hóa thu nhập và giúp đỡ cộng đồng nhiều, trong khi nam giới có thể tìm kiếm những hỗ trợ về tài chính làm chiến lược đối phó nhiều hơn.
Nói chung, phụ nữ nghèo sống tại cả khu vực thành thị và nông thôn đều có ít quyền quyết định trong công việc kinh doanh của gia đình và cách thức chi tiêu thu nhập của gia đình.
Việc tham dự các cuộc họp của thôn, phường, xã thường được coi là công việc của nam giới. Phụ nữ có xu hướng chỉ tham gia dự các họp chung về giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu tại cộng đồng khi nam giới bận hoặc vắng mặt.
Khi tham gia vào ban chỉ huy phòng chống lụt bão, phụ nữ chỉ giới hạn quanh việc chăm sóc trẻ em và cấp phát lương thực, thường không tham dự vào việc ra quyết định.
Gia tăng bình đẳng giới ứng phó biến đổi khí hậu
Tài liệu nghiên cứu chung của Liên hợp quốc tại Việt Nam và Tổ chức Oxfam về “Ứng phó với Biến đổi khí hậu tại Việt Nam: Cơ hội cải thiện bình đẳng giới" cho thấy chính sự bất bình đẳng về giới nổi trội đã khiến cho phụ nữ có thể dễ bị ảnh hưởng hơn nam giới.
Sự nhạy cảm với biến đổi khí hậu là khác nhau ở mỗi nhóm và đặc biệt mạnh ở nhóm nghèo hơn, phụ nữ ở nông thôn, bao gồm cả những vùng đồng bảo dân tộc thiểu số, là những người có xu hướng phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên và có các hoạt động sinh kế nhạy cảm với khí hậu. Do đó, cơ quan hữu quan cần có những nỗ lực cụ thể để đảm bảo rằng, các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu mang tính nhạy cảm giới.
Cũng trong tài liệu nghiên cứu, các chuyên gia quốc tế đã đưa ra một số đề xuất để gia tăng bình đẳng giới trong bối cảnh thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Các địa phương cần nâng cao nhận thức cả về vấn đề biến đổi khí hậu lẫn bình đẳng giới và khuyến khích việc học hành cho phụ nữ, giáo dục cho tất cả mọi người với lưu ý đặc biệt tới chương trình học về bình đẳng giới và các hành động liên quan tới biến đổi khí hậu.
Các cơ sở tại địa phương tích cực nâng cao năng lực, vai trò và vị thế của phụ nữ để ứng phó với biến đổi khí hậu. Các bộ ngành liên quan đảm bảo rằng, các hoạt động của phụ nữ trong công tác giảm nhẹ rủi ro thảm họa, thích ứng với biến đổi khí hậu, cũng như trong việc xây dựng luật phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai phải kết hợp được các khía cạnh và các chỉ số liên quan đến bình đẳng giới.
Để làm được điều này, các cấp địa phương tới các cơ quan Trung ương cũng cần phối hợp chặt chẽ, đảm bảo tính nhạy cảm giới trong công tác giảm nhẹ rủi ro thảm họa và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Các bộ, ban ngành xây dựng chương trình lồng ghép giới và thực hiện có hiệu quả. Trong các chương trình và kế hoạch giảm nhẹ rủi ro thảm họa, thích ứng với biến đổi khí hậu cần xây dựng năng lực về giới cho phụ nữ tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu và những thảm họa có liên quan./.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN)