Hội nghị thẩm định Dự án Nâng cấp đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long (MDR-UUP) do đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) và Bộ Xây dựng chủ trì đã diễn ra ngày 12/1, tại Cần Thơ.
Ngày 27/10/2011, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt danh mục dự án do WB tài trợ, trong đó vốn ODA cung cấp cho dự án là 292 triệu USD. Trước đó, trong năm 2010, 6 đô thị tham gia dự án đã tiến hành lập các đề cương chi tiết trình Chính phủ phê duyệt danh mục dự án, Bộ Xây dựng đã điều phối các đô thị lập đề cương chi tiết và tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 7/2011.
Dự án nói trên có vốn ODA vay WB 65%, vốn đối ứng phía Việt Nam là 35% nhằm nâng cấp 6 đô thị lớn tại Đồng bằng sông Cửu Long, gồm thành phố Cần Thơ, thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang), thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau), thành phố Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh), thành phố Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) và thành phố Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang). Đây là một phần trong chiến lược nâng cấp đô thị quốc gia đến năm 2020 nhằm nâng cao điều kiện sống của người dân đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Dự án có 6 hạng mục chính là: nâng cấp cơ sở vật chất ở các khu vực hạ tầng yếu kém; nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp I, cấp II và hỗ trợ cơ sở hạ tầng cấp III nhằm cung cấp tài chính cải tạo hạ tầng cấp I, II ở những nơi cần thiết; xây dựng các khu tái định cư cho những hộ dân sống dọc theo bờ kinh, những vị trí không an toàn, buộc phải di dời; cho các hộ khó khăn vay vốn cải tạo nhà ở; nâng cao năng lực quản lý nhà và đất và năng lực về quản lý, qui hoạch đô thị, cho chính quyền địa phương.
Các công trình thiết yếu phục vụ sinh hoạt hàng ngày của người dân như đường giao thông, cấp thoát nước, thu gom và xử lý chất thải rắn được ưu tiên xây dựng, có sự tham gia của cộng đồng tại tất cả các giai đoạn. Số người được hưởng lợi trực tiếp từ dự án tại 6 đô thị là 142.000 người và số người hưởng lợi gián tiếp 1,39 triệu người.
Số hộ nghèo cần được vay vốn cải tạo nhà ở vào khoảng 12.055 hộ với mức vay bình quân từ 20-30 triệu đồng/hộ. Riêng tại trung tâm thành phố Cần Thơ, dự án sẽ đầu tư 91 triệu USD xây dựng đường ống cấp nước, lắp đặt thiết bị hỗ trợ công tác quản lý hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường, cải tạo và mở rộng các đường giao thông trung tâm, xây dựng khu tái định cư..., cho 2.947 hộ vay 73,6 tỷ đồng.
Từ năm 2007, Bộ Xây dựng bắt đầu thực hiện chương trình nâng cấp đô thị tại Việt Nam đến năm 2020 và đã thực hiện thành công tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định, Hải Phòng, Cần Thơ với khoảng 2,2 triệu người được hưởng lợi từ chương trình./.
Ngày 27/10/2011, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt danh mục dự án do WB tài trợ, trong đó vốn ODA cung cấp cho dự án là 292 triệu USD. Trước đó, trong năm 2010, 6 đô thị tham gia dự án đã tiến hành lập các đề cương chi tiết trình Chính phủ phê duyệt danh mục dự án, Bộ Xây dựng đã điều phối các đô thị lập đề cương chi tiết và tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 7/2011.
Dự án nói trên có vốn ODA vay WB 65%, vốn đối ứng phía Việt Nam là 35% nhằm nâng cấp 6 đô thị lớn tại Đồng bằng sông Cửu Long, gồm thành phố Cần Thơ, thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang), thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau), thành phố Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh), thành phố Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) và thành phố Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang). Đây là một phần trong chiến lược nâng cấp đô thị quốc gia đến năm 2020 nhằm nâng cao điều kiện sống của người dân đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Dự án có 6 hạng mục chính là: nâng cấp cơ sở vật chất ở các khu vực hạ tầng yếu kém; nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp I, cấp II và hỗ trợ cơ sở hạ tầng cấp III nhằm cung cấp tài chính cải tạo hạ tầng cấp I, II ở những nơi cần thiết; xây dựng các khu tái định cư cho những hộ dân sống dọc theo bờ kinh, những vị trí không an toàn, buộc phải di dời; cho các hộ khó khăn vay vốn cải tạo nhà ở; nâng cao năng lực quản lý nhà và đất và năng lực về quản lý, qui hoạch đô thị, cho chính quyền địa phương.
Các công trình thiết yếu phục vụ sinh hoạt hàng ngày của người dân như đường giao thông, cấp thoát nước, thu gom và xử lý chất thải rắn được ưu tiên xây dựng, có sự tham gia của cộng đồng tại tất cả các giai đoạn. Số người được hưởng lợi trực tiếp từ dự án tại 6 đô thị là 142.000 người và số người hưởng lợi gián tiếp 1,39 triệu người.
Số hộ nghèo cần được vay vốn cải tạo nhà ở vào khoảng 12.055 hộ với mức vay bình quân từ 20-30 triệu đồng/hộ. Riêng tại trung tâm thành phố Cần Thơ, dự án sẽ đầu tư 91 triệu USD xây dựng đường ống cấp nước, lắp đặt thiết bị hỗ trợ công tác quản lý hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường, cải tạo và mở rộng các đường giao thông trung tâm, xây dựng khu tái định cư..., cho 2.947 hộ vay 73,6 tỷ đồng.
Từ năm 2007, Bộ Xây dựng bắt đầu thực hiện chương trình nâng cấp đô thị tại Việt Nam đến năm 2020 và đã thực hiện thành công tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định, Hải Phòng, Cần Thơ với khoảng 2,2 triệu người được hưởng lợi từ chương trình./.
Thế Đạt (TTXVN/Vietnam+)