Việt Nam vốn luôn quan tâm vấn đề bình đẳng giới và đã được thể hiện trong các thành tựu quan trọng như tỷ lệ tử vong bà mẹ thấp và trình độ học vấn cao của nữ giới.
Việt Nam có tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động thuộc hàng cao nhất trên thế giới, các chuyên gia quốc tế và trong nước đã nhấn mạnh như vậy trong Báo cáo nghiên cứu “Lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam: sự mất cân bằng về giới.”.Báo cáo này do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam và Bộ Ngoại giao phối hợp thực hiện.
Trong hầu hết các bảng xếp hạng quốc tế về chỉ số giới, Việt Nam đều có vị trí khá tốt, đặc biệt so với các quốc gia ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc nâng cao năng lực lãnh đạo cho phụ nữ trong khu vực Nhà nước là hết sức cần thiết.
Số lượng đại biểu nữ giảm
Theo Báo cáo, trong vòng 10 năm qua, số lượng đại biểu nữ trong Quốc hội Việt Nam đã giảm. Năm 1997, Việt Nam thuộc nhóm 10 nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ nữ trong Quốc hội. Đến năm 2012, xếp hạng của Việt Nam giảm xuống thứ 44 trên thế giới, với tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội là 24,4%. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có nền tảng tốt đảm bảo nữ quyền cho các lãnh đạo nữ như Việt Nam đã ký kết các hiệp ước quốc tế quan trọng về bình đẳng giới, có một hệ thống pháp lý, có tổ chức xã hội trên toàn quốc chuyên trách về bình đẳng giới đó là Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam ngày càng có nhiều đại biểu nữ được bầu vào các cơ quan chính quyền địa phương.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu phụ nữ ở các vị trí cao cấp là tuổi nghỉ hưu bắt buộc, khiến phụ nữ bị loại ra khỏi nhóm được đề bạt sớm hơn nam giới. Vì vậy, mặc dù đề ra mục tiêu 30-35%, các địa phương thường gặp khó khăn khi tìm đủ số lượng đại biểu nữ đáp ứng các tiêu chí đặt ra.
Ngay từ đầu của quá trình bầu cử, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã đề xuất 45-50% ứng cử viên là nữ. Tuy nhiên, trong năm 2011, sau khi xem xét nhiều yếu tố, số lượng ứng viên nữ chỉ còn lại 31%.
Theo báo cáo của Liên minh Nghị viện Thế giới, tại thời điểm cuối năm 2011, tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo ở cơ quan Nhà nước tại Việt Nam đứng thứ 43 trên thế giới, giảm so với thứ 36 vào năm 2010 và 2009, thứ 33 năm 2008, thứ 31 năm 2007, thứ 25 năm 2006 và thứ 23 năm 2005. Việt Nam là một trong 21 quốc gia có sự sụt giảm rõ rệt về tỷ lệ phụ nữ tham chính vào năm 2011.
Xây dựng khung chính sách pháp luật mạnh mẽ
Các chuyên gia thực hiện Báo cáo cũng cho rằng: Việt Nam có khung chính sách và pháp luật khá hoàn thiện về bình đẳng giới và đại diện của nữ giới. Việt Nam đã ký kết hiệp ước quốc tế về sự tham gia của phụ nữ vào hoạt động chính trị, bao gồm Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, Cương lĩnh hành động Bắc Kinh và Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của UNDP.
Hiến pháp Việt Nam đảm bảo các quyền bình đẳng của nam, nữ trên tất cả các lĩnh vực. Luật bình đẳng giới cũng yêu cầu có tỷ lệ đại biểu nữ phù hợp.
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đặt mục tiêu tối thiểu có 35% đại biểu nữ trúng cử vào năm 2016. Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến năm 2020, có ít nhất 35-40% phụ nữ là đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Thêm vào đó, đã có nhiều nghị định và quyết định quy định rõ trách nhiệm và các biện pháp xử phạt. Do vậy, thách thức ở đây không phải là vấn đề ban hành các chính sách và pháp luật, mà là bảo đảm thực hiện các quy định này.
Để có thể dẫn tới tăng đáng kể đại biểu nữ ở Việt Nam, trong Báo cáo nghiên cứu “Lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam: sự mất cân bằng về giới,” các chuyên gia trong nước và quốc tế cho rằng: Nâng cao nhận thức của quần chúng về lợi ích của việc bầu cho phụ nữ để chống lại định kiến xã hội của cả nam và nữ là cần thiết.
Các cơ quan chức năng tăng cường thúc đẩy cơ chế chịu trách nhiệm và giám sát để đảm bảo thực thi các chính sách giới của quốc gia, đồng thời đề bạt nhiều phụ nữ hơn vào vị trí lãnh đạo cao cấp để tạo nguồn ứng cử viên trong các cuộc bầu cử..../.
Việt Nam có tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động thuộc hàng cao nhất trên thế giới, các chuyên gia quốc tế và trong nước đã nhấn mạnh như vậy trong Báo cáo nghiên cứu “Lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam: sự mất cân bằng về giới.”.Báo cáo này do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam và Bộ Ngoại giao phối hợp thực hiện.
Trong hầu hết các bảng xếp hạng quốc tế về chỉ số giới, Việt Nam đều có vị trí khá tốt, đặc biệt so với các quốc gia ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc nâng cao năng lực lãnh đạo cho phụ nữ trong khu vực Nhà nước là hết sức cần thiết.
Số lượng đại biểu nữ giảm
Theo Báo cáo, trong vòng 10 năm qua, số lượng đại biểu nữ trong Quốc hội Việt Nam đã giảm. Năm 1997, Việt Nam thuộc nhóm 10 nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ nữ trong Quốc hội. Đến năm 2012, xếp hạng của Việt Nam giảm xuống thứ 44 trên thế giới, với tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội là 24,4%. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có nền tảng tốt đảm bảo nữ quyền cho các lãnh đạo nữ như Việt Nam đã ký kết các hiệp ước quốc tế quan trọng về bình đẳng giới, có một hệ thống pháp lý, có tổ chức xã hội trên toàn quốc chuyên trách về bình đẳng giới đó là Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam ngày càng có nhiều đại biểu nữ được bầu vào các cơ quan chính quyền địa phương.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu phụ nữ ở các vị trí cao cấp là tuổi nghỉ hưu bắt buộc, khiến phụ nữ bị loại ra khỏi nhóm được đề bạt sớm hơn nam giới. Vì vậy, mặc dù đề ra mục tiêu 30-35%, các địa phương thường gặp khó khăn khi tìm đủ số lượng đại biểu nữ đáp ứng các tiêu chí đặt ra.
Ngay từ đầu của quá trình bầu cử, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã đề xuất 45-50% ứng cử viên là nữ. Tuy nhiên, trong năm 2011, sau khi xem xét nhiều yếu tố, số lượng ứng viên nữ chỉ còn lại 31%.
Theo báo cáo của Liên minh Nghị viện Thế giới, tại thời điểm cuối năm 2011, tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo ở cơ quan Nhà nước tại Việt Nam đứng thứ 43 trên thế giới, giảm so với thứ 36 vào năm 2010 và 2009, thứ 33 năm 2008, thứ 31 năm 2007, thứ 25 năm 2006 và thứ 23 năm 2005. Việt Nam là một trong 21 quốc gia có sự sụt giảm rõ rệt về tỷ lệ phụ nữ tham chính vào năm 2011.
Xây dựng khung chính sách pháp luật mạnh mẽ
Các chuyên gia thực hiện Báo cáo cũng cho rằng: Việt Nam có khung chính sách và pháp luật khá hoàn thiện về bình đẳng giới và đại diện của nữ giới. Việt Nam đã ký kết hiệp ước quốc tế về sự tham gia của phụ nữ vào hoạt động chính trị, bao gồm Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, Cương lĩnh hành động Bắc Kinh và Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của UNDP.
Hiến pháp Việt Nam đảm bảo các quyền bình đẳng của nam, nữ trên tất cả các lĩnh vực. Luật bình đẳng giới cũng yêu cầu có tỷ lệ đại biểu nữ phù hợp.
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đặt mục tiêu tối thiểu có 35% đại biểu nữ trúng cử vào năm 2016. Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến năm 2020, có ít nhất 35-40% phụ nữ là đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Thêm vào đó, đã có nhiều nghị định và quyết định quy định rõ trách nhiệm và các biện pháp xử phạt. Do vậy, thách thức ở đây không phải là vấn đề ban hành các chính sách và pháp luật, mà là bảo đảm thực hiện các quy định này.
Để có thể dẫn tới tăng đáng kể đại biểu nữ ở Việt Nam, trong Báo cáo nghiên cứu “Lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam: sự mất cân bằng về giới,” các chuyên gia trong nước và quốc tế cho rằng: Nâng cao nhận thức của quần chúng về lợi ích của việc bầu cho phụ nữ để chống lại định kiến xã hội của cả nam và nữ là cần thiết.
Các cơ quan chức năng tăng cường thúc đẩy cơ chế chịu trách nhiệm và giám sát để đảm bảo thực thi các chính sách giới của quốc gia, đồng thời đề bạt nhiều phụ nữ hơn vào vị trí lãnh đạo cao cấp để tạo nguồn ứng cử viên trong các cuộc bầu cử..../.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN)