Góp ý vào Dự thảo các văn kiện Đại hội XI của Đảng: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011); Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 và Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương khóa X trình Đại hội XI, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng Hoàng Duy Đỉnh cho rằng đây là công trình lý luận và tổng kết thực tiễn được đầu tư lớn.
Các báo cáo đã thể hiện tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, vào các vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm. Đặc biệt, các báo cáo đã nêu rõ những tồn tại, yếu kém trong Đảng và phân tích được nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém đó.
Về vai trò lãnh đạo của Đảng, dự thảo Cương lĩnh (mục 12-trang 17) nêu: “Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị… Đảng thường xuyên nâng cao năng lực cầm quyền và hiệu quả lãnh đạo…”
Báo cáo Chính trị (mục 5 - trang 11) nói về kiện toàn tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên: “Kiện toàn tổ chức của hệ thống chính trị, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ở cơ sở.” Ông Đỉnh đặt câu hỏi vậy ở những nơi đông quần chúng (cụ thể là những doanh nghiệp đông công nhân lao động), không có đảng viên, không có tổ chức cơ sở đảng sẽ thế nào?
Theo ông Đỉnh, đây là vấn đề đáng quan tâm của Đảng, là sự băn khoăn của nhiều đảng viên. Ông phân tích thực tế cho thấy hai vấn đề rất đáng phải xem xét đối với vai trò lãnh đạo của Đảng trong các cơ sở doanh nghiệp.
Một là, khi chuyển đổi sang kinh tế thị trường, thực hiện đa dạng hóa thành phần kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nước từng bước chuyển đổi sang cổ phần. Vai trò điều hành và quyết định sự phát triển của doanh nghiệp thuộc quyền quyết định của Hội đồng quản trị. Nếu tỷ lệ cố phiếu của Nhà nước thấp, nếu các đảng viên trong cấp ủy không nắm giữ phần lớn cổ phần, cấp ủy đảng trong doanh nghiệp chủ yếu lãnh đạo về công tác tư tưởng.
Hai là, hiện đang có rất nhiều doanh nghiệp không có đảng viên, không có tổ chức cơ sở đảng. Vấn đề đặt ra là Đảng lãnh đạo đội ngũ công nhân lao động, giai cấp tiên phong của Đảng bằng các nào nếu ở đó không có đoàn thể chính trị, không có Công đoàn. Nếu tổ chức Công đoàn không mạnh, không tuyên truyền, giáo dục thì làm sao tư tưởng của Đảng, đường lối chủ trương của Đảng đến được với công nhân lao động?.
Trong khi hàng loạt doanh nghiệp vẫn chưa có tổ chức Công đoàn, dự thảo Báo cáo chính trị (mục 3 - trang 73) chỉ nói một câu: “Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.”
Nói về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc (mục 2 - trang 103): “Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phát huy vai trò nòng cốt tập hợp, đoàn kết nhân dân, thực hiện dân chủ cơ sở, giám sát và phản biện xã hội; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước…”
Trong khi đó, thực tế, bộ máy tổ chức công đoàn đang bị thu hẹp và công việc lại phình ra với rất nhiều nhiệm vụ. Một quận, huyện hay một ngành có tới vài chục nghìn công nhân viên chức lao động, hàng trăm công đoàn cơ sở nhưng chỉ có 3-4 cán bộ công đoàn chuyên trách, phải đảm đương một khối lượng công việc đồ sộ.
Tại cơ sở, cả một bộ máy ban chấp hành nhưng hoạt động kiêm nhiệm và hầu hết là công nhân lao động trực tiếp, không có thời gian, không được trang bị phương tiện, hưởng lương sản xuất và chịu sự điều hành của chủ doanh nghiệp…
Trước thực tế trên, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng Hoàng Duy Đỉnh đề nghị các văn kiện phải rõ nêu hơn về giai cấp công nhân và công đoàn, đặc biệt phải rõ nội dung Đảng lãnh đạo giai cấp công nhân, đội quân cách mạng của mình thông qua tổ chức cơ sở đảng và các đoàn thể nhân dân, mà cụ thể là tổ chức công đoàn. Cần có chiến lược về giai cấp công nhân, trong đó quan tâm đặc biệt đến giáo dục đạo đức, lý tưởng, và phát triển đảng viên trong công nhân lao động./.
Các báo cáo đã thể hiện tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, vào các vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm. Đặc biệt, các báo cáo đã nêu rõ những tồn tại, yếu kém trong Đảng và phân tích được nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém đó.
Về vai trò lãnh đạo của Đảng, dự thảo Cương lĩnh (mục 12-trang 17) nêu: “Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị… Đảng thường xuyên nâng cao năng lực cầm quyền và hiệu quả lãnh đạo…”
Báo cáo Chính trị (mục 5 - trang 11) nói về kiện toàn tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên: “Kiện toàn tổ chức của hệ thống chính trị, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ở cơ sở.” Ông Đỉnh đặt câu hỏi vậy ở những nơi đông quần chúng (cụ thể là những doanh nghiệp đông công nhân lao động), không có đảng viên, không có tổ chức cơ sở đảng sẽ thế nào?
Theo ông Đỉnh, đây là vấn đề đáng quan tâm của Đảng, là sự băn khoăn của nhiều đảng viên. Ông phân tích thực tế cho thấy hai vấn đề rất đáng phải xem xét đối với vai trò lãnh đạo của Đảng trong các cơ sở doanh nghiệp.
Một là, khi chuyển đổi sang kinh tế thị trường, thực hiện đa dạng hóa thành phần kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nước từng bước chuyển đổi sang cổ phần. Vai trò điều hành và quyết định sự phát triển của doanh nghiệp thuộc quyền quyết định của Hội đồng quản trị. Nếu tỷ lệ cố phiếu của Nhà nước thấp, nếu các đảng viên trong cấp ủy không nắm giữ phần lớn cổ phần, cấp ủy đảng trong doanh nghiệp chủ yếu lãnh đạo về công tác tư tưởng.
Hai là, hiện đang có rất nhiều doanh nghiệp không có đảng viên, không có tổ chức cơ sở đảng. Vấn đề đặt ra là Đảng lãnh đạo đội ngũ công nhân lao động, giai cấp tiên phong của Đảng bằng các nào nếu ở đó không có đoàn thể chính trị, không có Công đoàn. Nếu tổ chức Công đoàn không mạnh, không tuyên truyền, giáo dục thì làm sao tư tưởng của Đảng, đường lối chủ trương của Đảng đến được với công nhân lao động?.
Trong khi hàng loạt doanh nghiệp vẫn chưa có tổ chức Công đoàn, dự thảo Báo cáo chính trị (mục 3 - trang 73) chỉ nói một câu: “Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.”
Nói về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc (mục 2 - trang 103): “Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phát huy vai trò nòng cốt tập hợp, đoàn kết nhân dân, thực hiện dân chủ cơ sở, giám sát và phản biện xã hội; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước…”
Trong khi đó, thực tế, bộ máy tổ chức công đoàn đang bị thu hẹp và công việc lại phình ra với rất nhiều nhiệm vụ. Một quận, huyện hay một ngành có tới vài chục nghìn công nhân viên chức lao động, hàng trăm công đoàn cơ sở nhưng chỉ có 3-4 cán bộ công đoàn chuyên trách, phải đảm đương một khối lượng công việc đồ sộ.
Tại cơ sở, cả một bộ máy ban chấp hành nhưng hoạt động kiêm nhiệm và hầu hết là công nhân lao động trực tiếp, không có thời gian, không được trang bị phương tiện, hưởng lương sản xuất và chịu sự điều hành của chủ doanh nghiệp…
Trước thực tế trên, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng Hoàng Duy Đỉnh đề nghị các văn kiện phải rõ nêu hơn về giai cấp công nhân và công đoàn, đặc biệt phải rõ nội dung Đảng lãnh đạo giai cấp công nhân, đội quân cách mạng của mình thông qua tổ chức cơ sở đảng và các đoàn thể nhân dân, mà cụ thể là tổ chức công đoàn. Cần có chiến lược về giai cấp công nhân, trong đó quan tâm đặc biệt đến giáo dục đạo đức, lý tưởng, và phát triển đảng viên trong công nhân lao động./.
Bích Thủy (TTXVN/Vietnam+)