Vừa lo lắng vừa tự tin, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đang đếm ngược cho tới khoảnh khắc hạ cánh của robot lớn nhất từ trước tới giờ của họ xuống sao Hỏa, nơi cỗ máy này sẽ thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống có thể từng tồn tại trên hành tinh Đỏ.
Phòng thí nghiệm khoa học sao Hỏa mang tên Curiosity (sự tò mò), một robot trị giá 2,5 tỷ USD, có bộ phận di chuyển bánh xe lớn gần bằng một chiếc xe hơi, dự kiến sẽ hạ cánh xuống sao Hỏa vào lúc 5 giờ 31 giờ GMT, khoảng 11 giờ 31 ngày 6/8 theo giờ Việt Nam.
Tuy nhiên, không chắc rằng cuộc đổ bộ sẽ thành công do đây là lần đầu tiên NASA thực hiện một nỗ lực lớn như thế, với việc hạ xuống sao Hỏa phòng thí nghiệm sáu bánh xe được phóng lên bằng tên lửa. Cuộc hạ cánh sẽ cần sự hỗ trợ của các túi hơi.
“Chúng tôi tự tin về mặt lý trí, lo lắng về cảm xúc và sẵn sàng cho EDL”, kỹ sư NASA Adam Steltzner, đứng đầu nhóm tổ chức sứ mệnh vũ trụ này, nói, ý chỉ việc vào vùng khí quyển, hạ độ cao và hạ cánh (entry, descent and landing (EDL)) xuống sao Hỏa, một tiến trình mà NASA gọi là “bảy phút kinh hoàng.”
Trong những thời điểm quyết định này, chiếc phi thuyền sẽ tăng tốc nhờ vào trọng lực khi nó vào gần bầu khí quyền sao Hỏa với tốc độ 13.200 dặm (21.240km) mỗi giờ, rồi sau đó chậm lại dần nhờ vào một dù siêu thanh.
Sau đó, một cẩu tháp sử dụng năng lượng từ tên lửa sẽ được khởi động để nâng phòng thí nghiệm có bánh xe xuống bề mặt sau Hỏa.
Các nhà khoa học không hy vọng Curiosity sẽ tìm thấy người ngoài hành tinh hay các sinh vật sống, nhưng mong nó có thể giúp phân tích các mẫu đất đá để phát hiện ra các dấu hiệu sự sống từng tồn tại trên hành tinh này trong quá khứ.
Dự án cũng có mục tiêu nghiên cứu môi trường sao Hỏa để chuẩn bị cho các nhiệm vụ không gian có sự tham gia của con người trên hành tinh Đỏ trong vài năm tới.
Trước đó, phi thuyền đã thu thập và gửi vể các thông tin về độ phóng xạ trên hành tinh này trong tám tháng rưỡi kể từ sau khi được phóng đi ở mũi Canaveral, Florida vào tháng 11/2011.
Giám đốc chương trình sao Hỏa của NASA, Doug McCuistion, nói nhiệm vụ này “mang tính sống còn” để khẳng định sự sống không là duy nhất trên Trái đất, để tìm hiểu cách sao Hỏa đã thay đổi từ một hành tinh ướt sang khô và liệu con người có thể tiếp cận sao Hỏa cho các nhiệm vụ tương lai.
“Nếu chúng tôi thành công, đây sẽ là một trong những thắng lợi lớn nhất trong việc khám phá vũ trụ,” McCuistion nói với các phóng viên. Tuy nhiên, ông cũng tỏ ra thận trọng khi cho rằng “nhiệm vụ này là hết sức khó khăn” và “có thể thất bại.”
Thống kê từ năm 1960 của các cơ quan hàng không vũ trụ trên toàn cầu cho thấy tỷ lệ thành công cho một vụ tiếp đất không người lái ngoài không gian xuống sao Hỏa là 40%, trong đó NASA có thành tích tốt nhất.
“Thất bại chỉ là một bước lùi, không phải là thảm họa,” McCuistion nói và khẳng định nếu lần này thất bại, NASA sẽ rút kinh nghiệm từ sai lầm và quyết tâm hơn cho lần sau./.
Phòng thí nghiệm khoa học sao Hỏa mang tên Curiosity (sự tò mò), một robot trị giá 2,5 tỷ USD, có bộ phận di chuyển bánh xe lớn gần bằng một chiếc xe hơi, dự kiến sẽ hạ cánh xuống sao Hỏa vào lúc 5 giờ 31 giờ GMT, khoảng 11 giờ 31 ngày 6/8 theo giờ Việt Nam.
Tuy nhiên, không chắc rằng cuộc đổ bộ sẽ thành công do đây là lần đầu tiên NASA thực hiện một nỗ lực lớn như thế, với việc hạ xuống sao Hỏa phòng thí nghiệm sáu bánh xe được phóng lên bằng tên lửa. Cuộc hạ cánh sẽ cần sự hỗ trợ của các túi hơi.
“Chúng tôi tự tin về mặt lý trí, lo lắng về cảm xúc và sẵn sàng cho EDL”, kỹ sư NASA Adam Steltzner, đứng đầu nhóm tổ chức sứ mệnh vũ trụ này, nói, ý chỉ việc vào vùng khí quyển, hạ độ cao và hạ cánh (entry, descent and landing (EDL)) xuống sao Hỏa, một tiến trình mà NASA gọi là “bảy phút kinh hoàng.”
Trong những thời điểm quyết định này, chiếc phi thuyền sẽ tăng tốc nhờ vào trọng lực khi nó vào gần bầu khí quyền sao Hỏa với tốc độ 13.200 dặm (21.240km) mỗi giờ, rồi sau đó chậm lại dần nhờ vào một dù siêu thanh.
Sau đó, một cẩu tháp sử dụng năng lượng từ tên lửa sẽ được khởi động để nâng phòng thí nghiệm có bánh xe xuống bề mặt sau Hỏa.
Các nhà khoa học không hy vọng Curiosity sẽ tìm thấy người ngoài hành tinh hay các sinh vật sống, nhưng mong nó có thể giúp phân tích các mẫu đất đá để phát hiện ra các dấu hiệu sự sống từng tồn tại trên hành tinh này trong quá khứ.
Dự án cũng có mục tiêu nghiên cứu môi trường sao Hỏa để chuẩn bị cho các nhiệm vụ không gian có sự tham gia của con người trên hành tinh Đỏ trong vài năm tới.
Trước đó, phi thuyền đã thu thập và gửi vể các thông tin về độ phóng xạ trên hành tinh này trong tám tháng rưỡi kể từ sau khi được phóng đi ở mũi Canaveral, Florida vào tháng 11/2011.
Giám đốc chương trình sao Hỏa của NASA, Doug McCuistion, nói nhiệm vụ này “mang tính sống còn” để khẳng định sự sống không là duy nhất trên Trái đất, để tìm hiểu cách sao Hỏa đã thay đổi từ một hành tinh ướt sang khô và liệu con người có thể tiếp cận sao Hỏa cho các nhiệm vụ tương lai.
“Nếu chúng tôi thành công, đây sẽ là một trong những thắng lợi lớn nhất trong việc khám phá vũ trụ,” McCuistion nói với các phóng viên. Tuy nhiên, ông cũng tỏ ra thận trọng khi cho rằng “nhiệm vụ này là hết sức khó khăn” và “có thể thất bại.”
Thống kê từ năm 1960 của các cơ quan hàng không vũ trụ trên toàn cầu cho thấy tỷ lệ thành công cho một vụ tiếp đất không người lái ngoài không gian xuống sao Hỏa là 40%, trong đó NASA có thành tích tốt nhất.
“Thất bại chỉ là một bước lùi, không phải là thảm họa,” McCuistion nói và khẳng định nếu lần này thất bại, NASA sẽ rút kinh nghiệm từ sai lầm và quyết tâm hơn cho lần sau./.
Trần Trọng (Vietnam+)