Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ không đảm trách vai trò "lãnh đạo chính trị" của liên quân tại Libya, song sẽ nhận nhiệm vụ lên kế hoạch và tổ chức hoạt động nhằm thực thi việc áp đặt một vùng cấm bay tại quốc gia Bắc Phi này theo nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe ngày 23/3 đã khẳng định như vậy tại cuộc họp báo ở Paris về vai trò của tổ chức quân sự này trong cuộc chiến tại Libya.
Theo ông Juppe, vai trò lãnh đạo chính trị sẽ thuộc về một ủy ban gồm ngoại trưởng của các nước thành viên liên quân đang tham chiến tại Libya cùng với Liên đoàn Arập (AL). NATO sẽ chỉ can dự như một công cụ lên kế hoạch và hành động trong phạm vi vùng cấm bay.
Trước đó, ông Juppe cũng đưa ra đề xuất thành lập một "nhóm liên lạc" để theo dõi về tình hình Libya.
Cũng tại cuộc họp báo, người phát ngôn Chính phủ Pháp Francois Baroin cho rằng NATO sẽ chỉ đóng "vai trò kỹ thuật" trong chiến dịch quân sự tại Libya.
Các quan chức Pháp cho biết trong cuộc điện đàm cùng ngày, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về các phương thức sử dụng cơ cấu chỉ huy của NATO nhằm hỗ trợ cho chiến dịch quân sự tại Libya.
Trong khi đó, theo tin nước ngoài, ngày 23/3 máy bay của liên quân đã tiến hành hai đợt không kích vào một khu vực đóng quân của quân chính phủ Libya tại thành phố Misrata hiện do quân nổi dậy kiểm soát.
Theo một nhân chứng gọi điện thoại từ Misrata, trong vòng chưa đầy 2 giờ đồng hồ, máy bay của liên quân đã ném bom hai đợt xuống khu vực Misrata. Lực lượng của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi chưa hề bắn loạt pháo nào kể từ khi diễn ra vụ không kích trên.
Cùng ngày, kênh truyền hình Al Jazeera đưa tin lực lượng nổi dậy tại Libya dưới sự lãnh đạo của Hội đồng Dân tộc đóng căn cứ tại miền Đông đất nước đã chỉ định ông Mahmoud Jabril làm người đứng đầu chính phủ lâm thời và chọn các bộ trưởng.
Ông Jabril, nhà cải cách có thời tham gia dự án thiết lập một nhà nước dân chủ ở Libya, từng làm chủ nhiệm một ủy ban xử lý khủng hoảng phụ trách các vấn đề đối ngoại và quân sự./.
Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe ngày 23/3 đã khẳng định như vậy tại cuộc họp báo ở Paris về vai trò của tổ chức quân sự này trong cuộc chiến tại Libya.
Theo ông Juppe, vai trò lãnh đạo chính trị sẽ thuộc về một ủy ban gồm ngoại trưởng của các nước thành viên liên quân đang tham chiến tại Libya cùng với Liên đoàn Arập (AL). NATO sẽ chỉ can dự như một công cụ lên kế hoạch và hành động trong phạm vi vùng cấm bay.
Trước đó, ông Juppe cũng đưa ra đề xuất thành lập một "nhóm liên lạc" để theo dõi về tình hình Libya.
Cũng tại cuộc họp báo, người phát ngôn Chính phủ Pháp Francois Baroin cho rằng NATO sẽ chỉ đóng "vai trò kỹ thuật" trong chiến dịch quân sự tại Libya.
Các quan chức Pháp cho biết trong cuộc điện đàm cùng ngày, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về các phương thức sử dụng cơ cấu chỉ huy của NATO nhằm hỗ trợ cho chiến dịch quân sự tại Libya.
Trong khi đó, theo tin nước ngoài, ngày 23/3 máy bay của liên quân đã tiến hành hai đợt không kích vào một khu vực đóng quân của quân chính phủ Libya tại thành phố Misrata hiện do quân nổi dậy kiểm soát.
Theo một nhân chứng gọi điện thoại từ Misrata, trong vòng chưa đầy 2 giờ đồng hồ, máy bay của liên quân đã ném bom hai đợt xuống khu vực Misrata. Lực lượng của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi chưa hề bắn loạt pháo nào kể từ khi diễn ra vụ không kích trên.
Cùng ngày, kênh truyền hình Al Jazeera đưa tin lực lượng nổi dậy tại Libya dưới sự lãnh đạo của Hội đồng Dân tộc đóng căn cứ tại miền Đông đất nước đã chỉ định ông Mahmoud Jabril làm người đứng đầu chính phủ lâm thời và chọn các bộ trưởng.
Ông Jabril, nhà cải cách có thời tham gia dự án thiết lập một nhà nước dân chủ ở Libya, từng làm chủ nhiệm một ủy ban xử lý khủng hoảng phụ trách các vấn đề đối ngoại và quân sự./.
(TTXVN/Vietnam+)