Ngày 14/6, một quan chức cấp cao của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phát biểu rằng sự phục hồi gần đây của nền kinh tế nước này vẫn chưa đủ mạnh để FED có thể quyết định tăng lãi suất.
Phát biểu tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản), ông James Bullard, Chủ tịch FED khu vực St. Louis cho rằng: "Sự phục hồi sẽ phải vững chắc hơn bây giờ và chúng tôi cần phải chứng kiến thêm những cải thiện trước khi ngân hàng trung ương có thể tăng lãi suất."
Trong thời gian vừa qua, FED đã duy trì lãi suất ở mức siêu thấp (0-0,25%) với lý do sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ vẫn "mong manh," bất chấp những cải thiện của các thị trường lao động và nhà đất.
Trong thời kỳ xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính, các ngân hàng trung ương đã hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục để duy trì sự lưu thông tín dụng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, do tác động của cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu khiến nhiều quốc gia tiếp tục thúc đẩy các biện pháp giảm nợ, có nhiều lo ngại cho rằng cuộc khủng hoảng có thể sẽ tác động tiêu cực đến sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ.
Ông Bullard, một thành viên có quyền bỏ phiếu của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của FED - cho rằng một viễn cảnh như vậy khó có khả năng xảy ra. Ông nói rằng: "Mặc dù đó là cuộc khủng hoảng rất nghiêm trọng và có thể trở nên tồi tệ hơn, nhưng tôi không nghĩ rằng nó đủ mạnh để làm trệch hướng quá trình phục hồi toàn cầu vào thời điểm này."
Theo lời ông Bullard, tốc độ tăng trưởng hàng năm 5% ở Mỹ trong hai quý tới hoàn toàn có thể đạt được, đồng thời nói thêm rằng các nền kinh tế châu Á tăng trưởng nhanh nhất như Trung Quốc cần thúc đẩy sự phục hồi toàn cầu với việc châu Á dẫn đầu sự tăng trưởng kinh tế trong năm 2011 và những năm tiếp theo.
Một diễn biến khác cho thấy nền kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi là việc những công ty đã nhận tiền từ gói cứu trợ Phố Wall của Chính phủ Mỹ đã hoàn trả gần 531 triệu USD khoản thuế nợ Liên bang mà họ phải có trách nhiệm thanh toán khi tham gia chương trình "Troubled Asset Relief Program" (TARP) - một chương trình cứu trợ được đưa ra năm 2008 dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush khi nền kinh tế nước này đang trên bờ vực suy thoái. Mặc dù không được sự ủng hộ của người dân, nhưng chương trình này vẫn được thực hiện bởi các quan chức chính phủ cho đây là biện pháp cần thiết để cứu nền tài chính quốc gia.
Trong khuôn khổ TARP, Chính phủ Mỹ đã chi khoảng 384 tỷ USD cho các công ty gặp khó khăn. Tuần trước, một báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ cho biết gần một nửa trong số nợ trên (194 tỷ USD) đã được hoàn trả./.
Phát biểu tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản), ông James Bullard, Chủ tịch FED khu vực St. Louis cho rằng: "Sự phục hồi sẽ phải vững chắc hơn bây giờ và chúng tôi cần phải chứng kiến thêm những cải thiện trước khi ngân hàng trung ương có thể tăng lãi suất."
Trong thời gian vừa qua, FED đã duy trì lãi suất ở mức siêu thấp (0-0,25%) với lý do sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ vẫn "mong manh," bất chấp những cải thiện của các thị trường lao động và nhà đất.
Trong thời kỳ xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính, các ngân hàng trung ương đã hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục để duy trì sự lưu thông tín dụng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, do tác động của cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu khiến nhiều quốc gia tiếp tục thúc đẩy các biện pháp giảm nợ, có nhiều lo ngại cho rằng cuộc khủng hoảng có thể sẽ tác động tiêu cực đến sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ.
Ông Bullard, một thành viên có quyền bỏ phiếu của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của FED - cho rằng một viễn cảnh như vậy khó có khả năng xảy ra. Ông nói rằng: "Mặc dù đó là cuộc khủng hoảng rất nghiêm trọng và có thể trở nên tồi tệ hơn, nhưng tôi không nghĩ rằng nó đủ mạnh để làm trệch hướng quá trình phục hồi toàn cầu vào thời điểm này."
Theo lời ông Bullard, tốc độ tăng trưởng hàng năm 5% ở Mỹ trong hai quý tới hoàn toàn có thể đạt được, đồng thời nói thêm rằng các nền kinh tế châu Á tăng trưởng nhanh nhất như Trung Quốc cần thúc đẩy sự phục hồi toàn cầu với việc châu Á dẫn đầu sự tăng trưởng kinh tế trong năm 2011 và những năm tiếp theo.
Một diễn biến khác cho thấy nền kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi là việc những công ty đã nhận tiền từ gói cứu trợ Phố Wall của Chính phủ Mỹ đã hoàn trả gần 531 triệu USD khoản thuế nợ Liên bang mà họ phải có trách nhiệm thanh toán khi tham gia chương trình "Troubled Asset Relief Program" (TARP) - một chương trình cứu trợ được đưa ra năm 2008 dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush khi nền kinh tế nước này đang trên bờ vực suy thoái. Mặc dù không được sự ủng hộ của người dân, nhưng chương trình này vẫn được thực hiện bởi các quan chức chính phủ cho đây là biện pháp cần thiết để cứu nền tài chính quốc gia.
Trong khuôn khổ TARP, Chính phủ Mỹ đã chi khoảng 384 tỷ USD cho các công ty gặp khó khăn. Tuần trước, một báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ cho biết gần một nửa trong số nợ trên (194 tỷ USD) đã được hoàn trả./.
(TTXVN/Vietnam+)