Theo số liệu thống kê vừa công bố, trong quý 2/2012, kinh tế Hy Lạp đã suy giảm 6,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trước đó, nền kinh tế của xứ sở các vị thần đã giảm 6,5% trong quý 1, tồi tệ hơn so với con số dự đoán giảm 6,2% lúc ban đầu.
Ngân hàng Hy Lạp dự kiến kinh tế nước này sẽ sụt giảm 4,5% trong cả năm nay, đánh dấu năm suy thoái thứ 5 liên tiếp của Hy Lạp.
Để "hồi sinh" nền kinh tế yếu kém, Athens đang phải viện đến hai gói cứu trợ tài chính trị giá 240 tỷ euro (295 tỷ USD) của Liên minh châu Âu (EU), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Năm ngoái, kinh tế nước này suy giảm 6,9% và các nhà cho vay tư nhân đã đồng ý xóa khoản nợ lên tới trên 100 tỷ euro (xấp xỉ 50% tổng nợ) cho Hy Lạp như một phần trong gói cứu trợ thứ hai.
Tuy nhiên, các chương trình cải cách kinh tế và "thắt lưng buộc bụng" ngặt nghèo nhằm đáp ứng các điều kiện của các nhà cho vay đã tác động tiêu cực đến đà tăng trưởng kinh tế của Hy Lạp, với tỷ lệ thất nghiệp tăng lên các mức cao kỷ lục.
Số liệu gần đây nhất cho thấy trong tháng 5/2012 tỷ lệ thất nghiệp tại Hy Lạp đã tăng lên 23,1%, mức cao chưa từng có trong lịch sử, với gần 1,15 triệu người đăng ký không có việc làm.
Trong khi đó, Chính phủ Hy Lạp vẫn chưa hoàn thành việc cắt giảm chi tiêu 11,5 tỷ euro, để nhận được khoản giải ngân tiếp theo trị giá 31 tỷ euro từ các nhà cho vay.
Trong nỗ lực đảm bảo rằng các tổ chức quốc tế sẽ tiếp tục hỗ trợ tài chính cho đất nước, Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras đã lên kế hoạch gặp người đứng đầu nhóm các bộ trưởng tài chính Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) Jean-Claude Juncker vào ngày 22/8 tới tại Athens, hội kiến với Thủ tướng Đức Angela Merkel vào ngày 24/8 tại Berlin và Tổng thống Pháp Francois Hollande vào ngày 25/8 tại Paris.
Mới đây, một quan chức cấp cao trong đảng của bà Merkel khẳng định Berlin sẵn sàng sử dụng quyền phủ quyết của mình nếu Athens không đáp ứng đầy đủ các điều kiện của gói cứu trợ.
Trước đó, trong chuyến thăm Hy Lạp hồi cuối tháng 7/2012, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Jose Manuel Barroso, cho biết Hy Lạp cần thực thi nghĩa vụ của mình, nếu muốn tiếp tục ở lại Eurozone./.
Trước đó, nền kinh tế của xứ sở các vị thần đã giảm 6,5% trong quý 1, tồi tệ hơn so với con số dự đoán giảm 6,2% lúc ban đầu.
Ngân hàng Hy Lạp dự kiến kinh tế nước này sẽ sụt giảm 4,5% trong cả năm nay, đánh dấu năm suy thoái thứ 5 liên tiếp của Hy Lạp.
Để "hồi sinh" nền kinh tế yếu kém, Athens đang phải viện đến hai gói cứu trợ tài chính trị giá 240 tỷ euro (295 tỷ USD) của Liên minh châu Âu (EU), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Năm ngoái, kinh tế nước này suy giảm 6,9% và các nhà cho vay tư nhân đã đồng ý xóa khoản nợ lên tới trên 100 tỷ euro (xấp xỉ 50% tổng nợ) cho Hy Lạp như một phần trong gói cứu trợ thứ hai.
Tuy nhiên, các chương trình cải cách kinh tế và "thắt lưng buộc bụng" ngặt nghèo nhằm đáp ứng các điều kiện của các nhà cho vay đã tác động tiêu cực đến đà tăng trưởng kinh tế của Hy Lạp, với tỷ lệ thất nghiệp tăng lên các mức cao kỷ lục.
Số liệu gần đây nhất cho thấy trong tháng 5/2012 tỷ lệ thất nghiệp tại Hy Lạp đã tăng lên 23,1%, mức cao chưa từng có trong lịch sử, với gần 1,15 triệu người đăng ký không có việc làm.
Trong khi đó, Chính phủ Hy Lạp vẫn chưa hoàn thành việc cắt giảm chi tiêu 11,5 tỷ euro, để nhận được khoản giải ngân tiếp theo trị giá 31 tỷ euro từ các nhà cho vay.
Trong nỗ lực đảm bảo rằng các tổ chức quốc tế sẽ tiếp tục hỗ trợ tài chính cho đất nước, Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras đã lên kế hoạch gặp người đứng đầu nhóm các bộ trưởng tài chính Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) Jean-Claude Juncker vào ngày 22/8 tới tại Athens, hội kiến với Thủ tướng Đức Angela Merkel vào ngày 24/8 tại Berlin và Tổng thống Pháp Francois Hollande vào ngày 25/8 tại Paris.
Mới đây, một quan chức cấp cao trong đảng của bà Merkel khẳng định Berlin sẵn sàng sử dụng quyền phủ quyết của mình nếu Athens không đáp ứng đầy đủ các điều kiện của gói cứu trợ.
Trước đó, trong chuyến thăm Hy Lạp hồi cuối tháng 7/2012, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Jose Manuel Barroso, cho biết Hy Lạp cần thực thi nghĩa vụ của mình, nếu muốn tiếp tục ở lại Eurozone./.
Trà My (Vietnam+)