Theo số liệu do Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 27/9, trong quý 2 vừa qua, nền kinh tế đầu tàu thế giới Mỹ chỉ đạt mức tăng trưởng 1,3%, thấp hơn mọi dự đoán của giới chuyên gia.
Đây cũng là mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một quý thấp nhất kể từ quý 1/2011.
Trước đó, bộ trên dự đoán trong quý 2/2012, GDP của Mỹ sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 1,7%, thấp hơn mức tăng 2% của quý 1.
Giới chuyên gia nhận định sở dĩ kinh tế Mỹ tăng trưởng ì ạch trong quý vừa qua là do tiêu dùng hàng hóa và đầu tư cố định suy giảm.
Đối mặt với đà suy giảm, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã buộc phải tung gói kích thích kinh tế thứ ba và hạ dự đoán mức tăng trưởng cả năm từ 1,9-2,0% xuống còn 1,7 - 2%.
Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ cũng công bố số liệu cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã giảm 26.000 đơn xuống còn 359.000 đơn trong tuần kết thúc vào ngày 22/9 vừa qua.
Trước đó, các nhà kinh tế dự đoán con số này sẽ là 379.000 do nhiều doanh nghiệp tiếp tục sa thải nhân viên.
Đây có thể tạm coi là một tín hiệu tích cực trên thị trường việc làm vẫn hết sức khó khăn của Mỹ khi tỷ lệ thất nghiệp luôn đứng ở mức trên 8% kể từ tháng 10 năm ngoái.
Trước đó, ngày 13/9 vừa qua, FED đã quyết định áp dụng những biện pháp mới nhằm tìm cách kích thích nền kinh tế đang trì trệ của Mỹ, theo đó mỗi tháng sẽ mua 40 tỷ USD chứng khoán.
Không đặt ra thời hạn chót cho các giao dịch mới này, FED cũng nói rằng nếu thị trường lao động trong nước “không cải thiện đáng kể,” thì ngân hàng sẽ mua thêm chứng khoán thế chấp mua nhà và các tài sản khác, đồng thời “sử dụng các công cụ chính sách khác” để thúc đẩy nền kinh tế Mỹ, nền kinh tế đầu tàu thế giới.
Thêm vào đó, FED cho hay sẽ gia hạn thời biểu để duy trì lãi suất chính ở mức gần 0% từ cuối năm 2014 tới ít nhất là giữa năm 2015.
Ngân hàng trung ương Mỹ đã mua hơn 2.000 tỷ USD trái phiếu của Mỹ và các khoản cho vay thế chấp mua nhà kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009, nhưng đà tăng trưởng kinh tế của Mỹ vẫn không có dấu hiệu cải thiện đáng kể./.
Đây cũng là mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một quý thấp nhất kể từ quý 1/2011.
Trước đó, bộ trên dự đoán trong quý 2/2012, GDP của Mỹ sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 1,7%, thấp hơn mức tăng 2% của quý 1.
Giới chuyên gia nhận định sở dĩ kinh tế Mỹ tăng trưởng ì ạch trong quý vừa qua là do tiêu dùng hàng hóa và đầu tư cố định suy giảm.
Đối mặt với đà suy giảm, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã buộc phải tung gói kích thích kinh tế thứ ba và hạ dự đoán mức tăng trưởng cả năm từ 1,9-2,0% xuống còn 1,7 - 2%.
Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ cũng công bố số liệu cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã giảm 26.000 đơn xuống còn 359.000 đơn trong tuần kết thúc vào ngày 22/9 vừa qua.
Trước đó, các nhà kinh tế dự đoán con số này sẽ là 379.000 do nhiều doanh nghiệp tiếp tục sa thải nhân viên.
Đây có thể tạm coi là một tín hiệu tích cực trên thị trường việc làm vẫn hết sức khó khăn của Mỹ khi tỷ lệ thất nghiệp luôn đứng ở mức trên 8% kể từ tháng 10 năm ngoái.
Trước đó, ngày 13/9 vừa qua, FED đã quyết định áp dụng những biện pháp mới nhằm tìm cách kích thích nền kinh tế đang trì trệ của Mỹ, theo đó mỗi tháng sẽ mua 40 tỷ USD chứng khoán.
Không đặt ra thời hạn chót cho các giao dịch mới này, FED cũng nói rằng nếu thị trường lao động trong nước “không cải thiện đáng kể,” thì ngân hàng sẽ mua thêm chứng khoán thế chấp mua nhà và các tài sản khác, đồng thời “sử dụng các công cụ chính sách khác” để thúc đẩy nền kinh tế Mỹ, nền kinh tế đầu tàu thế giới.
Thêm vào đó, FED cho hay sẽ gia hạn thời biểu để duy trì lãi suất chính ở mức gần 0% từ cuối năm 2014 tới ít nhất là giữa năm 2015.
Ngân hàng trung ương Mỹ đã mua hơn 2.000 tỷ USD trái phiếu của Mỹ và các khoản cho vay thế chấp mua nhà kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009, nhưng đà tăng trưởng kinh tế của Mỹ vẫn không có dấu hiệu cải thiện đáng kể./.
(TTXVN)