Bên lề phiên thảo luận của Quốc hội về chương trình mục tiêu quốc gia 5 năm giai đoạn 2011-2015, ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bày tỏ: “Tôi nghĩ nên lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia trùng lắp, thậm chí có thể chấm dứt bớt một số chương trình cũ vì sau 5-10 năm thực hiện, nếu có tác dụng thì đã cho kết quả rồi.”
- Ông đánh giá thế nào về chương trình mục tiêu quốc gia thời gian qua và 5 năm sắp tới?
Ông Đinh Xuân Thảo: Trong giai đoạn 2006-2010 có 12 mục tiêu quốc gia, trong đó có mục tiêu thứ 12 là quan trọng vì đó là mục tiêu biến đổi khí hậu mới được bổ sung. Qua quá trình giám sát của Quốc hội cũng có đánh giá những mục tiêu này triển khai trong thời gian qua thực hiện khá tốt.
Tuy nhiên, phải nói rằng cái được cũng nhiều nhưng những vấn đề tồn tại cũng không ít. Theo tôi cần phải tiếp tục rà soát lại để có những đánh giá, rút kinh nghiệm cho chương trình tiếp theo của giai đoạn 2011-2015.
Thời điểm này tôi thấy có 16 chương trình mục tiêu quốc gia. Ngay thường vụ Quốc hội khóa 12 khi xem xét đánh giá chương trình này thì lúc đó có 12 mục tiêu đã cho rằng là quá nhiều, bây giờ lại tăng lên thành 16 mục tiêu.
Qua buổi thảo luận hôm nay, các đại biểu cũng cho rằng có một số mục tiêu quốc gia trùng nhau, đáng lẽ phải xét về mặt tiêu chí. Ví dụ, lấy đối tượng là khu vực nông thôn thì vấn đề xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất, vệ sinh môi trường, nước sạch phải lồng ghép vào một chương trình mục tiêu quốc gia để xây dựng nông thôn mới, như thế sẽ có nhiều thuận lợi, tức là tập trung vào một đầu mối.
Cùng phục vụ một đối tượng lẽ ra chỉ cần một chủ thể đứng ra làm việc này nhưng nay lại nhiều chủ thể. Như vậy là chồng chéo, cuối cùng lại không "ra tấm ra miếng" vì mỗi người cầm một khoản tiền, năm anh là năm khoản đáng nhẽ nhập vào cho một người thì điều tiết rất dễ. Nhưng cùng một chương trình đó nhưng ở tỉnh, ở huyện, ở xã lại khác đối với địa phương khác cho nên là nếu để một người quản sẽ thuận lợi hơn.
Tôi cũng đã phát biểu tại Quốc hội đã gọi là mục tiêu phải ít chứ lại lên hàng chục, thậm chí hàng trăm thì còn gọi gì là mục tiêu nữa. Cái đó chúng ta cần phải tính lại.
Thêm nữa, phải tính đến hiệu quả của từng mục tiêu. Phải đặt ra tiêu chí để xây dựng, ví dụ như xóa đói giảm nghèo, mục tiêu đặt ra thì rất tốt nhưng có đạt được hay không vì ta vẫn nói những vùng khó khăn, giờ làm thế nào để kích thích phát triển, tạo cho người ta công ăn việc làm. Chứ cho mỗi gia đình vài trăm nghìn thì khi dự án hết thì người ta cũng tiêu hết. Vấn đề này đang khá phổ biến ở các chương trình.
Tôi nghĩ vấn đề này cần có đánh giá một cách nghiêm túc và Quốc hội phải phát huy vai trò trách nhiệm của mình, cho phép chỉ được bao nhiêu chương trình thôi, những chương trình nào thực sự cần thiết thì để, còn những chương trình trùng lặp thì ghép lại với nhau. Ít mục tiêu đi như vậy thì giám sát sẽ hiệu quả hơn.
Tương tự như vậy, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, đáng ra cũng phải có đánh giá lại có hiệu quả hay không rồi mới ra quyết định tiếp theo cho làm hay không cho làm, nếu làm thì phải theo phương thức nào cho phù hợp.
- Vậy theo ông có bao nhiêu chương trình mục tiêu quốc gia là thích hợp nhất trong thời điểm hiện nay?
Ông Đinh Xuân Thảo: Trước đây chỉ có từ 9 đến 11 chương trình thôi, bây giờ lên đến tận 16 chương trình. Tôi nghĩ nên giữ ở mức 12-13 chương trình là phù hợp. Những chương trình nào trùng thì lồng ghép lại với nhau, thậm chí nếu không lồng ghép thì chấm dứt bớt một số chương trình cũ vì sau 5-10 năm thực hiện rồi nếu có tác dụng thì đã cho kết quả rồi.
- Như vậy, muốn các chương trình này có hiệu quả hơn thì vai trò giám sát phải chặt chẽ hơn nữa?
Ông Đinh Xuân Thảo: Đúng rồi, tại sao lại phải giám sát vì chương trình này là do Quốc hội quyết định, Quốc hội quyết định phải làm cái đó. Bên cạnh đó, đây là tiền của dân nên phải giám sát cho dân, nếu nguồn tiền đó người ta tự huy động thì không nói làm gì./.
Xin cảm ơn ông!
- Ông đánh giá thế nào về chương trình mục tiêu quốc gia thời gian qua và 5 năm sắp tới?
Ông Đinh Xuân Thảo: Trong giai đoạn 2006-2010 có 12 mục tiêu quốc gia, trong đó có mục tiêu thứ 12 là quan trọng vì đó là mục tiêu biến đổi khí hậu mới được bổ sung. Qua quá trình giám sát của Quốc hội cũng có đánh giá những mục tiêu này triển khai trong thời gian qua thực hiện khá tốt.
Tuy nhiên, phải nói rằng cái được cũng nhiều nhưng những vấn đề tồn tại cũng không ít. Theo tôi cần phải tiếp tục rà soát lại để có những đánh giá, rút kinh nghiệm cho chương trình tiếp theo của giai đoạn 2011-2015.
Thời điểm này tôi thấy có 16 chương trình mục tiêu quốc gia. Ngay thường vụ Quốc hội khóa 12 khi xem xét đánh giá chương trình này thì lúc đó có 12 mục tiêu đã cho rằng là quá nhiều, bây giờ lại tăng lên thành 16 mục tiêu.
Qua buổi thảo luận hôm nay, các đại biểu cũng cho rằng có một số mục tiêu quốc gia trùng nhau, đáng lẽ phải xét về mặt tiêu chí. Ví dụ, lấy đối tượng là khu vực nông thôn thì vấn đề xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất, vệ sinh môi trường, nước sạch phải lồng ghép vào một chương trình mục tiêu quốc gia để xây dựng nông thôn mới, như thế sẽ có nhiều thuận lợi, tức là tập trung vào một đầu mối.
Cùng phục vụ một đối tượng lẽ ra chỉ cần một chủ thể đứng ra làm việc này nhưng nay lại nhiều chủ thể. Như vậy là chồng chéo, cuối cùng lại không "ra tấm ra miếng" vì mỗi người cầm một khoản tiền, năm anh là năm khoản đáng nhẽ nhập vào cho một người thì điều tiết rất dễ. Nhưng cùng một chương trình đó nhưng ở tỉnh, ở huyện, ở xã lại khác đối với địa phương khác cho nên là nếu để một người quản sẽ thuận lợi hơn.
Tôi cũng đã phát biểu tại Quốc hội đã gọi là mục tiêu phải ít chứ lại lên hàng chục, thậm chí hàng trăm thì còn gọi gì là mục tiêu nữa. Cái đó chúng ta cần phải tính lại.
Thêm nữa, phải tính đến hiệu quả của từng mục tiêu. Phải đặt ra tiêu chí để xây dựng, ví dụ như xóa đói giảm nghèo, mục tiêu đặt ra thì rất tốt nhưng có đạt được hay không vì ta vẫn nói những vùng khó khăn, giờ làm thế nào để kích thích phát triển, tạo cho người ta công ăn việc làm. Chứ cho mỗi gia đình vài trăm nghìn thì khi dự án hết thì người ta cũng tiêu hết. Vấn đề này đang khá phổ biến ở các chương trình.
Tôi nghĩ vấn đề này cần có đánh giá một cách nghiêm túc và Quốc hội phải phát huy vai trò trách nhiệm của mình, cho phép chỉ được bao nhiêu chương trình thôi, những chương trình nào thực sự cần thiết thì để, còn những chương trình trùng lặp thì ghép lại với nhau. Ít mục tiêu đi như vậy thì giám sát sẽ hiệu quả hơn.
Tương tự như vậy, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, đáng ra cũng phải có đánh giá lại có hiệu quả hay không rồi mới ra quyết định tiếp theo cho làm hay không cho làm, nếu làm thì phải theo phương thức nào cho phù hợp.
- Vậy theo ông có bao nhiêu chương trình mục tiêu quốc gia là thích hợp nhất trong thời điểm hiện nay?
Ông Đinh Xuân Thảo: Trước đây chỉ có từ 9 đến 11 chương trình thôi, bây giờ lên đến tận 16 chương trình. Tôi nghĩ nên giữ ở mức 12-13 chương trình là phù hợp. Những chương trình nào trùng thì lồng ghép lại với nhau, thậm chí nếu không lồng ghép thì chấm dứt bớt một số chương trình cũ vì sau 5-10 năm thực hiện rồi nếu có tác dụng thì đã cho kết quả rồi.
- Như vậy, muốn các chương trình này có hiệu quả hơn thì vai trò giám sát phải chặt chẽ hơn nữa?
Ông Đinh Xuân Thảo: Đúng rồi, tại sao lại phải giám sát vì chương trình này là do Quốc hội quyết định, Quốc hội quyết định phải làm cái đó. Bên cạnh đó, đây là tiền của dân nên phải giám sát cho dân, nếu nguồn tiền đó người ta tự huy động thì không nói làm gì./.
Xin cảm ơn ông!
Minh Thúy (Vietnam+)