Trong một kiến nghị gửi lên Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) ngày 5/4, nhóm các nước đang phát triển nhập khẩu ròng lương thực (NFDIC), đề nghị WTO loại bỏ quy định hạn chế xuất khẩu mà các nước xuất khẩu được phổ biến trong những năm gần đây.
Trong kiến nghị, chỉ rõ trong năm 2010, đã có tới 21 nước xuất khẩu ban hành lệnh hạn chế xuất khẩu - cao hơn nhiều so với con số chính thức chỉ có bốn nước theo báo cáo của WTO. NFDIC cho rằng việc hạn chế xuất khẩu đã góp phần đẩy giá lương thực tăng cao.
NFDIC đã kiến nghị một số điều khoản mới, theo đó bảo đảm rằng, các lệnh hạn chế xuất khẩu - thường được ban hành nhằm đảm bảo nguồn cung tại các thị trường nội địa, sẽ không được áp dụng đối với các nước NFDIC, hoặc chí ít thì cũng đối với các nước kém phát triển nhất (LDC). Kiến nghị này, do Ai Cập khởi xướng, còn đề nghị miễn trừ các lệnh hạn chế xuất khẩu đối với những nước đang tiếp nhận viện trợ lương thực nhân đạo.
Theo NFDIC, các số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy giá lương thực, thực phẩm trong giai đoạn từ tháng 10/2010-1/2011 đã tăng 15% lên mức cao hơn 29% so với cùng kỳ một năm trước đó và chỉ kém có 3% so với mức giá đỉnh của năm 2008.
Tháng Hai vừa qua, WB nói rằng giá lương thực đã chạm đến "các mức nguy hiểm" và đẩy 44 triệu người vào đói nghèo cùng cực kể từ tháng 6/2010. Giá cả tăng cao còn châm ngòi cho các cuộc bạo loạn trên toàn thế giới, trong đó có khu vực Trung Đông và châu Phi.
Một nguồn tin cho biết đã có một số tiếng nói ủng hộ kiến nghị trên tuy cho biết họ còn phải xem xét cẩn thận. Các nước như Brazil, Australia, Philippines và Mỹ cho rằng cần phải đưa vào kiến nghị một số vấn đề khác nữa và đánh giá việc trợ cấp cùng các hàng rào nhập khẩu đã gây nên bất ổn giá cả.
Nhật Bản, Thụy Sỹ và EU cũng tỏ ra ủng hộ và nói rằng WTO cần phải hành động./.
Trong kiến nghị, chỉ rõ trong năm 2010, đã có tới 21 nước xuất khẩu ban hành lệnh hạn chế xuất khẩu - cao hơn nhiều so với con số chính thức chỉ có bốn nước theo báo cáo của WTO. NFDIC cho rằng việc hạn chế xuất khẩu đã góp phần đẩy giá lương thực tăng cao.
NFDIC đã kiến nghị một số điều khoản mới, theo đó bảo đảm rằng, các lệnh hạn chế xuất khẩu - thường được ban hành nhằm đảm bảo nguồn cung tại các thị trường nội địa, sẽ không được áp dụng đối với các nước NFDIC, hoặc chí ít thì cũng đối với các nước kém phát triển nhất (LDC). Kiến nghị này, do Ai Cập khởi xướng, còn đề nghị miễn trừ các lệnh hạn chế xuất khẩu đối với những nước đang tiếp nhận viện trợ lương thực nhân đạo.
Theo NFDIC, các số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy giá lương thực, thực phẩm trong giai đoạn từ tháng 10/2010-1/2011 đã tăng 15% lên mức cao hơn 29% so với cùng kỳ một năm trước đó và chỉ kém có 3% so với mức giá đỉnh của năm 2008.
Tháng Hai vừa qua, WB nói rằng giá lương thực đã chạm đến "các mức nguy hiểm" và đẩy 44 triệu người vào đói nghèo cùng cực kể từ tháng 6/2010. Giá cả tăng cao còn châm ngòi cho các cuộc bạo loạn trên toàn thế giới, trong đó có khu vực Trung Đông và châu Phi.
Một nguồn tin cho biết đã có một số tiếng nói ủng hộ kiến nghị trên tuy cho biết họ còn phải xem xét cẩn thận. Các nước như Brazil, Australia, Philippines và Mỹ cho rằng cần phải đưa vào kiến nghị một số vấn đề khác nữa và đánh giá việc trợ cấp cùng các hàng rào nhập khẩu đã gây nên bất ổn giá cả.
Nhật Bản, Thụy Sỹ và EU cũng tỏ ra ủng hộ và nói rằng WTO cần phải hành động./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)