Phát biểu tại diễn đàn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở thủ đô Berlin (Đức) ngày 26/11 khi đang ở thăm Đức, Thủ tướng Nga Vladimir Putin cho biết ông tin tưởng vào đồng euro, đồng tiền chung của châu Âu, và hy vọng một ngày nào đó trong tương lai Nga có thể sẽ gia nhập khu vực đồng tiền chung này.
Thủ tướng Putin cho biết đồng euro đã thể hiện giá trị của nó như là "một đồng tiền thế giới ổn định" ngay cả khi một số nước trong khu vực đồng euro đang lâm vào khủng hoảng nợ.
Ông Putin ca ngợi các biện pháp mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đưa ra nhằm duy trì sự ổn định của đồng euro và ông tin rằng cuộc khủng hoảng nợ sẽ sớm qua đi.
Thủ tướng Putin nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác giữa Nga và Liên minh châu Âu, cho rằng việc lập lại quan hệ hữu nghị giữa Nga và châu Âu là không thể tránh khỏi nếu muốn thành công và tăng khả năng cạnh tranh.
Ông Putin cũng chỉ trích sự thống trị của đồng USD đối với nền kinh tế thế giới.
Trong cuộc họp báo chung sau hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà tối 26/11, Thủ tướng Putin đã nhắc lại mong muốn tăng cường sự hợp tác với EU, cho rằng hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn sẽ là bước đầu tiên để tiến tới một liên minh tiền tệ.
Đáp lại, Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, cho rằng các mối quan hệ kinh tế gần gũi hơn cũng sẽ là bước đầu tiên, có ích cho việc điều chỉnh sau này đối với các chính sách tiền tệ trong tương lai.
Cùng ngày, tại một hội nghị về giao thông và năng lượng do Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) tổ chức, các quan chức cao cấp của Liên minh châu Âu (EU) đã yêu cầu thành lập một tổ chức "Senghen về năng lượng" hay mạng lưới điện không biên giới giữa 27 nước thành viên EU với các đối tác chủ chốt ở Nga, Trung Á và Bắc Phi.
Phát biểu tại hội nghị này, Ủy viên EU phụ trách vấn đề năng lượng Guenther Oettinger đề nghị tổ chức các cuộc thảo luận giữa các nước EU và các nguồn cung cấp năng lượng chủ chốt.
Ông tin rằng Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Địa Trung Hải sẽ tham gia các cuộc thảo luận về năng lượng này./.
Thủ tướng Putin cho biết đồng euro đã thể hiện giá trị của nó như là "một đồng tiền thế giới ổn định" ngay cả khi một số nước trong khu vực đồng euro đang lâm vào khủng hoảng nợ.
Ông Putin ca ngợi các biện pháp mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đưa ra nhằm duy trì sự ổn định của đồng euro và ông tin rằng cuộc khủng hoảng nợ sẽ sớm qua đi.
Thủ tướng Putin nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác giữa Nga và Liên minh châu Âu, cho rằng việc lập lại quan hệ hữu nghị giữa Nga và châu Âu là không thể tránh khỏi nếu muốn thành công và tăng khả năng cạnh tranh.
Ông Putin cũng chỉ trích sự thống trị của đồng USD đối với nền kinh tế thế giới.
Trong cuộc họp báo chung sau hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà tối 26/11, Thủ tướng Putin đã nhắc lại mong muốn tăng cường sự hợp tác với EU, cho rằng hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn sẽ là bước đầu tiên để tiến tới một liên minh tiền tệ.
Đáp lại, Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, cho rằng các mối quan hệ kinh tế gần gũi hơn cũng sẽ là bước đầu tiên, có ích cho việc điều chỉnh sau này đối với các chính sách tiền tệ trong tương lai.
Cùng ngày, tại một hội nghị về giao thông và năng lượng do Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) tổ chức, các quan chức cao cấp của Liên minh châu Âu (EU) đã yêu cầu thành lập một tổ chức "Senghen về năng lượng" hay mạng lưới điện không biên giới giữa 27 nước thành viên EU với các đối tác chủ chốt ở Nga, Trung Á và Bắc Phi.
Phát biểu tại hội nghị này, Ủy viên EU phụ trách vấn đề năng lượng Guenther Oettinger đề nghị tổ chức các cuộc thảo luận giữa các nước EU và các nguồn cung cấp năng lượng chủ chốt.
Ông tin rằng Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Địa Trung Hải sẽ tham gia các cuộc thảo luận về năng lượng này./.
(TTXVN/Vietnam+)