Giám đốc Bệnh viện Cảnh sát Quốc gia Kramat Jati, Agus Prayitno cho biết tối 16/5 đã có thêm một nhóm chuyên gia AND của Nga tới Jakarta để hỗ trợ cho việc nhận dạng các nạn nhân.
Các chuyên gia Nga sẽ cùng làm việc tại Phòng thí nghiệm của Bệnh viện. Số chuyên gia này được gửi tới Indonesia theo cam kết giúp đỡ quá trình nhận dạng nạn nhân của Tổng thống Nga Vladimir Putin, và sẽ làm việc dưới sự chỉ huy của bộ phận chức năng của Indonesia.
Chiều cùng ngày, Người phát ngôn Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Indonesia, Boy Rafli Amar cho biết các nhà chuyên môn thuộc Bệnh viện Cảnh sát Quốc gia Kramat Jati đã thu thập được 34 dấu vân tay từ phần còn lại của các nạn nhân vụ tai nạn máy bay Nga đã được tìm thấy ở núi Salak và chuyển về trong 31 túi đựng thi thể và đồ dùng cá nhân của các nạn nhân.
Tuy nhiên, cảnh sát mới nhận dạng được một nạn nhân trong tổng số 45 người có mặt trên chiếc Sukhoi Superjet 100 bị thiệt mạng.
Ông Boy Rafli Amar cũng đã từ chối tiết lộ cho giới truyền thông danh tính của nạn nhân đã được nhận dạng, và chỉ cho biết đó là một nam giới và khi được phép, sẽ thông báo trước hết cho gia đình nạn nhân.
Cùng ngày, quan chức cấp cao Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia, Mardjono Siswosuarno cho biết lực lượng tìm kiếm và cứu hộ hiện đang nỗ lực tìm kiếm phần ghi dữ liệu chuyến bay (FDR) của hộp đen máy bay. FDR thường ghi lại các thông tin về 25 giờ bay cuối cùng của máy bay, từ độ cao, tốc độ, hướng bay, đến nhiệt độ động cơ và nhiều thông tin cần thiết khác.
Liên quan đến vụ Superjet 100, cảnh sát Indonesia vừa bắt giữ một người đàn ông vì đã gửi (post) lên mạng xã hội hai ngày sau khi xẩy ra tai nạn máy bay những bức ảnh làm giả về hình ảnh đẫm máu của các nạn nhân.
Quan chức cấp cao Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Indonesia, tướng Saud Usman Nasution nói rằng người bị bắt đã vi phạm luật thông tin, luật giao dịch điện tử, trong đó quy định người thao túng thông tin hay làm giả tài liệu điện tử có thể phải đối mặt với mức án tối đa 12 năm tù và phạt tiền tối đa 12 tỷ rupiah (1,3 triệu USD). Cảnh sát hiện đang điều tra động cơ đằng sau hành vi đăng các hình ảnh giả mạo lên mạng của người đàn ông mà cảnh sát hiện vẫn dấu tên này./.
Các chuyên gia Nga sẽ cùng làm việc tại Phòng thí nghiệm của Bệnh viện. Số chuyên gia này được gửi tới Indonesia theo cam kết giúp đỡ quá trình nhận dạng nạn nhân của Tổng thống Nga Vladimir Putin, và sẽ làm việc dưới sự chỉ huy của bộ phận chức năng của Indonesia.
Chiều cùng ngày, Người phát ngôn Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Indonesia, Boy Rafli Amar cho biết các nhà chuyên môn thuộc Bệnh viện Cảnh sát Quốc gia Kramat Jati đã thu thập được 34 dấu vân tay từ phần còn lại của các nạn nhân vụ tai nạn máy bay Nga đã được tìm thấy ở núi Salak và chuyển về trong 31 túi đựng thi thể và đồ dùng cá nhân của các nạn nhân.
Tuy nhiên, cảnh sát mới nhận dạng được một nạn nhân trong tổng số 45 người có mặt trên chiếc Sukhoi Superjet 100 bị thiệt mạng.
Ông Boy Rafli Amar cũng đã từ chối tiết lộ cho giới truyền thông danh tính của nạn nhân đã được nhận dạng, và chỉ cho biết đó là một nam giới và khi được phép, sẽ thông báo trước hết cho gia đình nạn nhân.
Cùng ngày, quan chức cấp cao Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia, Mardjono Siswosuarno cho biết lực lượng tìm kiếm và cứu hộ hiện đang nỗ lực tìm kiếm phần ghi dữ liệu chuyến bay (FDR) của hộp đen máy bay. FDR thường ghi lại các thông tin về 25 giờ bay cuối cùng của máy bay, từ độ cao, tốc độ, hướng bay, đến nhiệt độ động cơ và nhiều thông tin cần thiết khác.
Liên quan đến vụ Superjet 100, cảnh sát Indonesia vừa bắt giữ một người đàn ông vì đã gửi (post) lên mạng xã hội hai ngày sau khi xẩy ra tai nạn máy bay những bức ảnh làm giả về hình ảnh đẫm máu của các nạn nhân.
Quan chức cấp cao Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Indonesia, tướng Saud Usman Nasution nói rằng người bị bắt đã vi phạm luật thông tin, luật giao dịch điện tử, trong đó quy định người thao túng thông tin hay làm giả tài liệu điện tử có thể phải đối mặt với mức án tối đa 12 năm tù và phạt tiền tối đa 12 tỷ rupiah (1,3 triệu USD). Cảnh sát hiện đang điều tra động cơ đằng sau hành vi đăng các hình ảnh giả mạo lên mạng của người đàn ông mà cảnh sát hiện vẫn dấu tên này./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)