Đài RFI đưa tin, Cơ quan Tư pháp Nga ngày 2/10 đã quyết định truy tố năm thành viên tổ chức bảo vệ sinh thái Greenpeace về tội cướp biển.
Các bị cáo nằm trong số ba mươi người hoạt động cho Greenpeace bị bắt do tham gia hoạt động chống lại một giàn khoan dầu của Nga ở Bắc Cực.
Tội danh hải tặc có thể dẫn đến bản án từ 10-15 năm tù.
Năm nhà hoạt động bảo vệ môi trường bị truy tố bao gồm nhà làm phim người Anh, Kieron Bryan, người Nga quốc tịch Mỹ và Thụy Điển Dmitri Litvinov, công dân Nga Roman Dolgov và hai phụ nữ, Ana Paula Maciel Alminhana người Brazil và Sini Saarela người Phần Lan. Họ bị buộc tội tập hợp thành băng đảng có tổ chức để hoạt động cướp biển.
Tổ chức bảo vệ sinh thái Greenpeace đã lập tức bác bỏ quyết định của tư pháp Nga, cho đây là một hành động phi lý, nhằm mục tiêu hù dọa và bịt miệng.
Trong một bản thông cáo, bà Irina Issakova, Luật sư của Greenpeace cho rằng: “Các cáo buộc cướp biển hoàn toàn vô căn cứ và không dựa trên bất kỳ bằng chứng nào."
Còn ông Kumi Naidoo, Giám đốc điều hành của Greenpeace International, đã lên án những cáo buộc trên, coi đây là "sự vi phạm các nguyên tắc phản đối hòa bình."
Trong một thông báo, ông Naidoo khẳng định: "Bất kỳ tuyên bố nào quy kết những nhà đấu tranh kể trên là hải tặc đều vừa vô lý, vừa khả ố"./.
Các bị cáo nằm trong số ba mươi người hoạt động cho Greenpeace bị bắt do tham gia hoạt động chống lại một giàn khoan dầu của Nga ở Bắc Cực.
Tội danh hải tặc có thể dẫn đến bản án từ 10-15 năm tù.
Năm nhà hoạt động bảo vệ môi trường bị truy tố bao gồm nhà làm phim người Anh, Kieron Bryan, người Nga quốc tịch Mỹ và Thụy Điển Dmitri Litvinov, công dân Nga Roman Dolgov và hai phụ nữ, Ana Paula Maciel Alminhana người Brazil và Sini Saarela người Phần Lan. Họ bị buộc tội tập hợp thành băng đảng có tổ chức để hoạt động cướp biển.
Tổ chức bảo vệ sinh thái Greenpeace đã lập tức bác bỏ quyết định của tư pháp Nga, cho đây là một hành động phi lý, nhằm mục tiêu hù dọa và bịt miệng.
Trong một bản thông cáo, bà Irina Issakova, Luật sư của Greenpeace cho rằng: “Các cáo buộc cướp biển hoàn toàn vô căn cứ và không dựa trên bất kỳ bằng chứng nào."
Còn ông Kumi Naidoo, Giám đốc điều hành của Greenpeace International, đã lên án những cáo buộc trên, coi đây là "sự vi phạm các nguyên tắc phản đối hòa bình."
Trong một thông báo, ông Naidoo khẳng định: "Bất kỳ tuyên bố nào quy kết những nhà đấu tranh kể trên là hải tặc đều vừa vô lý, vừa khả ố"./.
(Vietnam+)