Những năm gần đây, việc ngư dân dùng xung điện đánh bắt cá trên sông Chảy thuộc địa phận huyện Bảo Yên (Lào Cai) đang làm triệt tiêu sinh sản của các loài thủy sản.
Cơ quan chức năng địa bàn đã vào cuộc, mật độ đánh cá bằng xung điện giảm đi đáng kể. Nhưng gần 1 tháng qua lại xuất hiện hàng chục chiếc thuyền lớn, nhỏ lúc ẩn, lúc hiện dùng xung điện đánh bắt cá ngay tại sông Hồng kéo dài hàng chục km từ thành phố Lào Cai đến huyện Bảo Yên.
Mực nước sông Hồng ngày càng giảm đi rõ rệt, nhất là hiện nay đã chuẩn bị vào mùa khô, có nhiều chỗ cạn trơ đáy. Đây là điều kiện tốt nhất cho "ngư tặc" dùng xung điện đánh bắt các loại cá lớn nhỏ.
Theo quan sát, chỉ khoảng 10km dọc sông Hồng đã có từ 3-5 thuyền lắp đặt bình ắcquy và bộ biến thế trên 350V để đánh bắt cá dọc sông Hồng.
Anh Lương Văn Cam, chủ thuyền đánh bắt cá bằng xung điện cho biết ban đầu phải đầu tư một bộ xung điện bằng "máy phát điện," khoảng 3 triệu đồng. Loại này có đủ sức truyền dòng điện lan xa, sâu đến 6-7m, các loài tôm cá dù sống ở độ sâu cũng không thể chạy thoát.
Dùng xung điện cũng rất đơn giản chỉ cần bấm nút kích điện là tôm cá sẽ nổi lên, chính vì thế hiện nay có nhiều người sử dụng để thay thế các loại ngư cụ truyền thống trước kia.
Mỗi tuần các ngư dân dùng xung điện cũng thu về lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng (cá chiên từ 1kg trở lên bán bình quân từ 350-400.000 đồng/kg; cá trắm đen, cá chép từ 3-8kg có giá từ 250-300.000 đồng/kg; cá và tôm loại nhỏ có giá từ 80-100.000 đồng/kg).
Còn những ngư dân vẫn sử dụng hình thức đánh bắt cá truyền thống như thả lưới, quăng chài cho biết ngày xưa chỉ cần đặt 100m lưới xuống sông vài giờ đã bắt được hàng chục kg cá. Nhưng giờ nhiều thuyền đánh bắt bằng xung điện, tôm cá chẳng còn mấy, cả ngày thả lưới cũng chỉ được vài con. Nhiều hộ ngư dân đã phải bỏ nghề chài lưới để lên bờ làm các nghề khác.
Các loại thủy sản bị đánh bắt bằng xung điện dù lớn hay nhỏ, kể cả những loài đặc sản quý hiếm như cá măng, cá chiên, cá bống, cá quất… đều bị bắt hết. Các nhà hàng luôn thu mua với giá cao, khách hàng "sành ăn" của lạ, còn để lại số điện thoại nếu có loại đặc sản nào thì nhà hàng gọi lại để họ đến thưởng thức.
Cơ quan chức năng các địa bàn dọc tuyến sông Hồng cũng cho biết, công tác phối hợp với ngành chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát, đẩy mạnh tuyên truyền để người dân không sử dụng xung điện đánh bắt cá thường xuyên được triển khai.
Tuy nhiên các đối tượng thường hoạt động vào ban đêm và sử dụng điện thoại để liên lạc với nhau trong quá trình bắt tôm, cá. Nếu bị các cơ quan chức năng phát hiện, họ sẽ liên lạc với nhau để lẩn trốn./.
Cơ quan chức năng địa bàn đã vào cuộc, mật độ đánh cá bằng xung điện giảm đi đáng kể. Nhưng gần 1 tháng qua lại xuất hiện hàng chục chiếc thuyền lớn, nhỏ lúc ẩn, lúc hiện dùng xung điện đánh bắt cá ngay tại sông Hồng kéo dài hàng chục km từ thành phố Lào Cai đến huyện Bảo Yên.
Mực nước sông Hồng ngày càng giảm đi rõ rệt, nhất là hiện nay đã chuẩn bị vào mùa khô, có nhiều chỗ cạn trơ đáy. Đây là điều kiện tốt nhất cho "ngư tặc" dùng xung điện đánh bắt các loại cá lớn nhỏ.
Theo quan sát, chỉ khoảng 10km dọc sông Hồng đã có từ 3-5 thuyền lắp đặt bình ắcquy và bộ biến thế trên 350V để đánh bắt cá dọc sông Hồng.
Anh Lương Văn Cam, chủ thuyền đánh bắt cá bằng xung điện cho biết ban đầu phải đầu tư một bộ xung điện bằng "máy phát điện," khoảng 3 triệu đồng. Loại này có đủ sức truyền dòng điện lan xa, sâu đến 6-7m, các loài tôm cá dù sống ở độ sâu cũng không thể chạy thoát.
Dùng xung điện cũng rất đơn giản chỉ cần bấm nút kích điện là tôm cá sẽ nổi lên, chính vì thế hiện nay có nhiều người sử dụng để thay thế các loại ngư cụ truyền thống trước kia.
Mỗi tuần các ngư dân dùng xung điện cũng thu về lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng (cá chiên từ 1kg trở lên bán bình quân từ 350-400.000 đồng/kg; cá trắm đen, cá chép từ 3-8kg có giá từ 250-300.000 đồng/kg; cá và tôm loại nhỏ có giá từ 80-100.000 đồng/kg).
Còn những ngư dân vẫn sử dụng hình thức đánh bắt cá truyền thống như thả lưới, quăng chài cho biết ngày xưa chỉ cần đặt 100m lưới xuống sông vài giờ đã bắt được hàng chục kg cá. Nhưng giờ nhiều thuyền đánh bắt bằng xung điện, tôm cá chẳng còn mấy, cả ngày thả lưới cũng chỉ được vài con. Nhiều hộ ngư dân đã phải bỏ nghề chài lưới để lên bờ làm các nghề khác.
Các loại thủy sản bị đánh bắt bằng xung điện dù lớn hay nhỏ, kể cả những loài đặc sản quý hiếm như cá măng, cá chiên, cá bống, cá quất… đều bị bắt hết. Các nhà hàng luôn thu mua với giá cao, khách hàng "sành ăn" của lạ, còn để lại số điện thoại nếu có loại đặc sản nào thì nhà hàng gọi lại để họ đến thưởng thức.
Cơ quan chức năng các địa bàn dọc tuyến sông Hồng cũng cho biết, công tác phối hợp với ngành chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát, đẩy mạnh tuyên truyền để người dân không sử dụng xung điện đánh bắt cá thường xuyên được triển khai.
Tuy nhiên các đối tượng thường hoạt động vào ban đêm và sử dụng điện thoại để liên lạc với nhau trong quá trình bắt tôm, cá. Nếu bị các cơ quan chức năng phát hiện, họ sẽ liên lạc với nhau để lẩn trốn./.
Bùi Thanh Hải (TTXVN/Vietnam+)