Trong báo cáo "Triển vọng của các ngân hàng châu Á-Thái Bình Dương vẫn ổn định, bất chấp bóng ma lạm phát," cơ quan đánh giá tài chính Standard & Poor's (S&P) nhận định mặc dù các nền kinh tế châu Á có thể bắt đầu tăng trưởng chậm lại, do tác động của các biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, song doanh thu của các hầu hết các ngân hàng tại khu vực này vẫn sẽ tăng mạnh trong nửa cuối năm nay.
Các ngân hàng vẫn tăng doanh thu nhờ đà tăng trưởng tín dụng, sự mở rộng hoạt động tại nước ngoài và các cơ hội mua bán và sáp nhập.
Theo bảng xếp hạng của S&P, 88% các ngân hàng châu Á xếp ở mức ổn định, 5% ở mức tích cực và 7% ở mức tiêu cực. Trong khi chỉ có 57% ngân hàng Mỹ xếp ở mức ổn định và 37% ngân hàng xếp ở mức tiêu cực.
Citigroup Equity Research cho biết thêm, trong quý I/2011, Hong Kong, Indonesia và Ấn Độ là những thị trường dẫn đầu châu Á với tốc độ tăng trưởng tín dụng lần lượt là 31%, 25% và 22%. Các thị trường khác như Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan cũng đạt mức tăng trưởng tín dụng cao nhất kể từ tháng 3/2009 (từ 13-17%).
Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ chậm lại tại nhiều nước châu Á, do động thái tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương nhằm kiềm chế lạm phát.
Citigroup dự đoán tỷ lệ lãi suất của Ấn Độ, Thái Lan sẽ tăng thêm 75 điểm cơ bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines tăng 50 điểm và Indonesia, Malaysia tăng 25 điểm.
Đối với các ngân hàng ở các quốc gia nhỏ như Singapore và Malaysia, Credit Suisse Research lưu ý rằng tốc độ tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chậm lại có thể tác động xấu đến các khoản vay trong nước./.
Các ngân hàng vẫn tăng doanh thu nhờ đà tăng trưởng tín dụng, sự mở rộng hoạt động tại nước ngoài và các cơ hội mua bán và sáp nhập.
Theo bảng xếp hạng của S&P, 88% các ngân hàng châu Á xếp ở mức ổn định, 5% ở mức tích cực và 7% ở mức tiêu cực. Trong khi chỉ có 57% ngân hàng Mỹ xếp ở mức ổn định và 37% ngân hàng xếp ở mức tiêu cực.
Citigroup Equity Research cho biết thêm, trong quý I/2011, Hong Kong, Indonesia và Ấn Độ là những thị trường dẫn đầu châu Á với tốc độ tăng trưởng tín dụng lần lượt là 31%, 25% và 22%. Các thị trường khác như Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan cũng đạt mức tăng trưởng tín dụng cao nhất kể từ tháng 3/2009 (từ 13-17%).
Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ chậm lại tại nhiều nước châu Á, do động thái tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương nhằm kiềm chế lạm phát.
Citigroup dự đoán tỷ lệ lãi suất của Ấn Độ, Thái Lan sẽ tăng thêm 75 điểm cơ bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines tăng 50 điểm và Indonesia, Malaysia tăng 25 điểm.
Đối với các ngân hàng ở các quốc gia nhỏ như Singapore và Malaysia, Credit Suisse Research lưu ý rằng tốc độ tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chậm lại có thể tác động xấu đến các khoản vay trong nước./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)