Sáng 1/12, các thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương đồng loạt tăng điểm, sau khi 6 ngân hàng trung ương lớn trên thế giới chung tay hỗ trợ hệ thống tài chính toàn cầu.
Tại Nhật Bản, đầu phiên này chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo tăng 203,35 điểm (2,41%) lên 8.637,96 điểm.
Yoshihiro Okumura, nhà điều hành thuộc công ty Chibagin Asset Management nhận định động thái mới của các "đại gia" ngân hàng đã hỗ trợ lòng tin cho thị trường, vốn đã "rệu rã" trước diễn biến ngày một trầm trọng của cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng euro (Eurozone).
Ngày 30/11, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cùng với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) và Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) công bố một kế hoạch chung nhằm hạ giá đối với các hợp đồng hoán đổi thanh khoản bằng đồng USD bắt đầu từ ngày 5/12.
Bên cạnh đó, 6 ngân hàng trung ương này cũng thiết lập một cơ chế tạm thời, qua đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc trao đổi các loại ngoại tệ khác ngoài đồng USD.
Cùng nhận được tác động tích cực của động thái trên, tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải mở cửa tăng 59,07 điểm (2,53%) lên 2.392,49 điểm, sau khi trong phiên trước chỉ số này đã sụt giảm 3,3% xuống mức thấp nhất kể từ ngày 8/8.
Trong khi chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong tăng mạnh 1.044,61 điểm (5,81%) lên 19.033,96 điểm.
Tại Hàn Quốc, chỉ số Kopsi mở cửa ghi thêm 63,99 điểm (3,46%) lên 1.911,50 điểm; còn chỉ số S&P/ASX200 của thị trường chứng khoán Xítni tăng 115,8 điểm (2,81%) lên 4.235,6 điểm.
Đêm trước tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall tăng vọt, sau khi các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới cùng hợp tác hỗ trợ hệ thống tài chính toàn cầu.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 490,05 điểm (4,2%) lên 12.045,68 điểm; còn chỉ số S&P 500 tăng 51,77 điểm (4,3%) lên 1.246,96 điểm./.
Tại Nhật Bản, đầu phiên này chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo tăng 203,35 điểm (2,41%) lên 8.637,96 điểm.
Yoshihiro Okumura, nhà điều hành thuộc công ty Chibagin Asset Management nhận định động thái mới của các "đại gia" ngân hàng đã hỗ trợ lòng tin cho thị trường, vốn đã "rệu rã" trước diễn biến ngày một trầm trọng của cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng euro (Eurozone).
Ngày 30/11, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cùng với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) và Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) công bố một kế hoạch chung nhằm hạ giá đối với các hợp đồng hoán đổi thanh khoản bằng đồng USD bắt đầu từ ngày 5/12.
Bên cạnh đó, 6 ngân hàng trung ương này cũng thiết lập một cơ chế tạm thời, qua đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc trao đổi các loại ngoại tệ khác ngoài đồng USD.
Cùng nhận được tác động tích cực của động thái trên, tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải mở cửa tăng 59,07 điểm (2,53%) lên 2.392,49 điểm, sau khi trong phiên trước chỉ số này đã sụt giảm 3,3% xuống mức thấp nhất kể từ ngày 8/8.
Trong khi chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong tăng mạnh 1.044,61 điểm (5,81%) lên 19.033,96 điểm.
Tại Hàn Quốc, chỉ số Kopsi mở cửa ghi thêm 63,99 điểm (3,46%) lên 1.911,50 điểm; còn chỉ số S&P/ASX200 của thị trường chứng khoán Xítni tăng 115,8 điểm (2,81%) lên 4.235,6 điểm.
Đêm trước tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall tăng vọt, sau khi các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới cùng hợp tác hỗ trợ hệ thống tài chính toàn cầu.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 490,05 điểm (4,2%) lên 12.045,68 điểm; còn chỉ số S&P 500 tăng 51,77 điểm (4,3%) lên 1.246,96 điểm./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)