Từ tháng Bảy đến nay, các ổ dịch cúm gia cầm phát sinh đã xuất hiện một nhóm virus cúm A/H5N1 mới thuộc nhánh 2.3.2.1 (nhóm C), có độc lực cao và gây chết nhanh, chết nhiều thủy cầm.
Nhánh virus này hiện đã phát hiện tại nhiều địa phương phía Bắc tới tỉnh Quảng Ngãi và đang có xu hướng lây lan vào Nam.
Theo nhận định của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), nhóm virus này có thể mới xâm nhập vào Việt Nam. Hiện tại vẫn chưa có vắcxin phù hợp để phòng bệnh cúm gia cầm do nhánh 2.3.2.1 này gây ra. Vì vậy, nguy cơ dịch tiếp tục phát sinh trong thời gian tới là rất cao.
Để khống chế nhanh các ổ dịch, ngăn chặn không để virus H5N1 nhánh 2.3.2.1 (nhóm C) lây lan vào các tỉnh phía Nam, đặc biệt các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công điện khẩn đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường công tác phòng chống dịch.
Bộ cũng đề nghị tạm dừng kiểm dịch vận chuyển gia cầm sống từ các tỉnh phía Bắc vào Nam qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Kon Tum để ngăn ngừa lây lan virus H5N1 nhánh 2.3.2.1 (nhóm C) vào các tỉnh phía Nam (thời gian thực hiện cho đến khi khống chế được đợt dịch cúm gia cầm hiện nay).
Ngoài ra, Bộ cũng yêu cầu các địa phương triển khai ngay việc phát động và tổ chức thực hiện "Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi" trong toàn quốc vào tháng 10/2012.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng yêu cầu các hộ chăn nuôi phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ sở chăn nuôi để từ đó, ngăn chặn dịch bệnh lây lan một cách hiệu quả. Đối với cơ sở giết mổ gia cầm tập trung, phương tiện vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm phải được vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trước khi ra khỏi cơ sở giết mổ. Nơi giết mổ phải được vệ sinh tiêu độc khử trùng sau mỗi ca sản xuất.
Tại các chợ buôn bán gia cầm sống ở khu vực nông thôn, phải quét dọn và phun thuốc khử trùng khu vực buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm, khu vực giết mổ gia cầm và các vật dụng liên quan cuối mỗi buổi chợ. Phương tiện vận chuyển, lồng nhốt phải được phun khử trùng khi vào, ra khỏi chợ.
Cục Thú y cho biết, trong hai tuần qua, tiếp tục xuất hiện các ổ dịch cúm gia cầm mới tại các tỉnh Hòa Bình và Tuyên Quang. Như vậy, cả nước hiện có tám tỉnh đang có dịch cúm gia cầm gồm Bắc Kạn, Quảng Ngãi, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hòa Bình và Tuyên Quang./.
Nhánh virus này hiện đã phát hiện tại nhiều địa phương phía Bắc tới tỉnh Quảng Ngãi và đang có xu hướng lây lan vào Nam.
Theo nhận định của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), nhóm virus này có thể mới xâm nhập vào Việt Nam. Hiện tại vẫn chưa có vắcxin phù hợp để phòng bệnh cúm gia cầm do nhánh 2.3.2.1 này gây ra. Vì vậy, nguy cơ dịch tiếp tục phát sinh trong thời gian tới là rất cao.
Để khống chế nhanh các ổ dịch, ngăn chặn không để virus H5N1 nhánh 2.3.2.1 (nhóm C) lây lan vào các tỉnh phía Nam, đặc biệt các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công điện khẩn đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường công tác phòng chống dịch.
Bộ cũng đề nghị tạm dừng kiểm dịch vận chuyển gia cầm sống từ các tỉnh phía Bắc vào Nam qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Kon Tum để ngăn ngừa lây lan virus H5N1 nhánh 2.3.2.1 (nhóm C) vào các tỉnh phía Nam (thời gian thực hiện cho đến khi khống chế được đợt dịch cúm gia cầm hiện nay).
Ngoài ra, Bộ cũng yêu cầu các địa phương triển khai ngay việc phát động và tổ chức thực hiện "Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi" trong toàn quốc vào tháng 10/2012.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng yêu cầu các hộ chăn nuôi phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ sở chăn nuôi để từ đó, ngăn chặn dịch bệnh lây lan một cách hiệu quả. Đối với cơ sở giết mổ gia cầm tập trung, phương tiện vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm phải được vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trước khi ra khỏi cơ sở giết mổ. Nơi giết mổ phải được vệ sinh tiêu độc khử trùng sau mỗi ca sản xuất.
Tại các chợ buôn bán gia cầm sống ở khu vực nông thôn, phải quét dọn và phun thuốc khử trùng khu vực buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm, khu vực giết mổ gia cầm và các vật dụng liên quan cuối mỗi buổi chợ. Phương tiện vận chuyển, lồng nhốt phải được phun khử trùng khi vào, ra khỏi chợ.
Cục Thú y cho biết, trong hai tuần qua, tiếp tục xuất hiện các ổ dịch cúm gia cầm mới tại các tỉnh Hòa Bình và Tuyên Quang. Như vậy, cả nước hiện có tám tỉnh đang có dịch cúm gia cầm gồm Bắc Kạn, Quảng Ngãi, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hòa Bình và Tuyên Quang./.
Thành Trung (TTXVN)