Bộ Tài chính Mỹ ngày 10/1 thông báo thâm hụt ngân sách của nước này trong tháng 1/2011 tăng gần 17% so với cùng kỳ năm ngoái lên gần 50 tỷ USD.
Đây là tháng thứ 28 liên tiếp ngân sách liên bang của Mỹ bị thâm hụt và chỉ đứng sau mức kỷ lục 63 tỷ USD hai năm trước.
Báo cáo của Bộ trên cho biết trong tháng trước, tổng chi ngân sách tăng hơn 11% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng tổng thu chỉ tăng hơn 10%.
Với đà này, mức thâm hụt ngân sách của Mỹ vào cuối năm có nguy cơ tăng lên mức kỷ lục. Tuy nhiên, tính chung cả bốn tháng đầu năm tài khóa 2011 (bắt đầu từ tháng 10/2010 đến ngày 30/9/2011), ngân sách liên bang thâm hụt 418,8 tỷ USD, giảm so với mức thâm hụt 430,7 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
Cuối tháng trước, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ thông báo thâm hụt ngân sách liên bang tài khóa 2011 có thể lên đến 1.480 tỷ USD, chiếm gần 10% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Đây là năm thứ ba liên tiếp thâm hụt ngân sách Mỹ vượt quá ngưỡng 1.000 tỷ USD, sau mức thâm hụt 1.416 tỷ USD trong tài khóa 2009 và 1.294 tỷ USD tài khóa 2010.
Thâm hụt ngân sách không ngừng tăng đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa.
Ngày 9/2, Ủy ban chuẩn chi Ngân sách của Hạ viện đã công bố danh sách gồm khoảng 70 chương trình mà đảng Cộng hòa cho rằng quá tốn kém và cần thu hẹp quy mô hoặc hủy bỏ hoàn toàn trong tài khóa 2011, với tổng chi giảm 32 tỷ USD.
Kế hoạch hạn chế chi tiêu yêu cầu cắt giảm đáng kể các khoản viện trợ lương thực cho nước ngoài, các chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Hạ viện cũng có một dự thảo ngân sách cho tài khóa 2012 (bắt đầu vào ngày 1/10 tới), với mục tiêu giảm 58 tỷ USD chi tiêu ngân sách trong bối cảnh nợ công của Mỹ đã vượt 14.000 tỷ USD.
Dự kiến ngày 14/2, Tổng thống Barack Obama sẽ thông báo kế hoạch ngân sách năm 2012 với mục tiêu giảm chi 32 tỷ USD so với tài khóa hiện hành và tăng mạnh thu ngân sách.
Cùng ngày, ông Kevin Warsh, thành viên ban lãnh đạo Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) thông báo sẽ rút khỏi cơ quan này có thể từ ngày 31/3 tới. Trong thư từ chức gửi Tổng thống Obama, ông Warsh nhấn mạnh ông được đặc quyền trong công việc ở FED, song sẽ sớm rời bỏ cương vị này. Nguyên nhân từ chức chưa được tiết lộ.
Ông Warsh được xem là ôn hòa trong ủy ban định giá tỷ giá lãi suất hàng đầu của FED. Ông là thành viên của ban lãnh đạo FED từ năm 2006./.
Đây là tháng thứ 28 liên tiếp ngân sách liên bang của Mỹ bị thâm hụt và chỉ đứng sau mức kỷ lục 63 tỷ USD hai năm trước.
Báo cáo của Bộ trên cho biết trong tháng trước, tổng chi ngân sách tăng hơn 11% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng tổng thu chỉ tăng hơn 10%.
Với đà này, mức thâm hụt ngân sách của Mỹ vào cuối năm có nguy cơ tăng lên mức kỷ lục. Tuy nhiên, tính chung cả bốn tháng đầu năm tài khóa 2011 (bắt đầu từ tháng 10/2010 đến ngày 30/9/2011), ngân sách liên bang thâm hụt 418,8 tỷ USD, giảm so với mức thâm hụt 430,7 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
Cuối tháng trước, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ thông báo thâm hụt ngân sách liên bang tài khóa 2011 có thể lên đến 1.480 tỷ USD, chiếm gần 10% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Đây là năm thứ ba liên tiếp thâm hụt ngân sách Mỹ vượt quá ngưỡng 1.000 tỷ USD, sau mức thâm hụt 1.416 tỷ USD trong tài khóa 2009 và 1.294 tỷ USD tài khóa 2010.
Thâm hụt ngân sách không ngừng tăng đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa.
Ngày 9/2, Ủy ban chuẩn chi Ngân sách của Hạ viện đã công bố danh sách gồm khoảng 70 chương trình mà đảng Cộng hòa cho rằng quá tốn kém và cần thu hẹp quy mô hoặc hủy bỏ hoàn toàn trong tài khóa 2011, với tổng chi giảm 32 tỷ USD.
Kế hoạch hạn chế chi tiêu yêu cầu cắt giảm đáng kể các khoản viện trợ lương thực cho nước ngoài, các chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Hạ viện cũng có một dự thảo ngân sách cho tài khóa 2012 (bắt đầu vào ngày 1/10 tới), với mục tiêu giảm 58 tỷ USD chi tiêu ngân sách trong bối cảnh nợ công của Mỹ đã vượt 14.000 tỷ USD.
Dự kiến ngày 14/2, Tổng thống Barack Obama sẽ thông báo kế hoạch ngân sách năm 2012 với mục tiêu giảm chi 32 tỷ USD so với tài khóa hiện hành và tăng mạnh thu ngân sách.
Cùng ngày, ông Kevin Warsh, thành viên ban lãnh đạo Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) thông báo sẽ rút khỏi cơ quan này có thể từ ngày 31/3 tới. Trong thư từ chức gửi Tổng thống Obama, ông Warsh nhấn mạnh ông được đặc quyền trong công việc ở FED, song sẽ sớm rời bỏ cương vị này. Nguyên nhân từ chức chưa được tiết lộ.
Ông Warsh được xem là ôn hòa trong ủy ban định giá tỷ giá lãi suất hàng đầu của FED. Ông là thành viên của ban lãnh đạo FED từ năm 2006./.
(TTXVN/Vietnam+)