Bước sang năm 2010, cho dù những khó khăn đã xuất hiện, nhưng những tín hiệu lạc quan cũng khiến nhiều chuyên gia trong ngành dệt may cho rằng sẽ tiếp tục năm thành công nữa của ngành dệt may Việt Nam.
Dồn dập tin vui
Những ngày đầu năm mới, rất nhiều doanh nghiệp ngành dệt may vui như Tết với các đơn hàng dồn dập đổ về và cao hơn nhiều so với quý trước. Khảo sát tại một số doanh nghiệp tiêu biểu cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp này đều có đơn hàng đến hết quý 1 và thậm chí có không ít trường hợp đơn hàng sản xuất đến tận tháng 6-7/2010.
Trước động thái tích cực này, nhiều doanh nghiệp đang nghĩ đến việc nâng đơn giá nhằm thu thêm lợi nhuận. “Có lẽ dự báo được tình hình này, Bộ Công Thương đã mạnh dạn giao chỉ tiêu cho ngành dệt may mức kim ngạch xuất khẩu từ 10-10,5 tỉ USD, tăng khoảng 12% so với năm 2009,” ông Phạm Gia Hưng, Giám đốc đối ngoại Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết.
Công ty cổ phần May Sài Gòn 3 có đơn hàng sản xuất đến hết quý 2 với tổng trị giá gần 40 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước; Tổng Công ty may Việt Tiến cũng tương tự khi lượng hàng các đối tác yêu cầu cung ứng có tổng trị giá gần 80 triệu USD đủ sản xuất đến gần hết nửa năm.
Tuy đơn hàng chưa nhiều như thời điểm trước suy giảm kinh tế, nhưng các doanh nghiệp vẫn rất lạc quan khi không lo thiếu việc cho người lao động.
Theo dự đoán của Quỹ tiền tệ Thế giới, GDP của toàn thế giới trong năm nay sẽ tăng khoảng 2,2%, trong đó Mỹ tăng khoảng 2%. Nhờ triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế, sức mua của các thị trường như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản sẽ được cải thiện góp phần đẩy sức cầu tăng theo.
Năm 2009, thị trường chủ lực của dệt may Việt Nam là Mỹ, tuy giá trị giảm gần 5%, nhưng số lượng vẫn tăng hơn 15% đã giúp các doanh nghiệp duy trì vững chắc được ngôi đầu bảng khi hơn 50% tổng giá trị hàng xuất khẩu vào thị trường này.
Việc sụt giảm ở thị trường Mỹ xảy ra với tất cả các nước xuất khẩu hàng dệt may nhưng Việt Nam có mức giảm thấp nhất. Nhiều thị trường truyền thống và chiếm tỷ trọng cao như châu Âu và Nhật Bản, kim ngạch đều tăng.
Nhưng không chủ quan
Theo nhận xét của các chuyên gia kinh tế, tuy ngành dệt may có tốc độ tăng trưởng khả quan, ổn định nhưng thực chất, nhìn xa hơn ngành vẫn chưa phát triển một cách bền vững và còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Điều dễ nhận thấy nhất là nguồn nguyên liệu phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu và nguồn lao động ngày càng khan hiếm. “Ngày càng có nhiều cơ hội việc làm khác dễ thở mà lương cao hơn, trong khi lao động ngành may vất vả mà lương không tương xứng là nguyên nhân chính khiến nhiều công nhân nữ bỏ việc,” một doanh nghiệp gia công may ở quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh lý giải.
Ngày 1/1/2010, Luật Bảo vệ môi trường người tiêu dùng của Mỹ bắt đầu có hiệu lực, trong đó vấn đề kỹ thuật mới đối với nhập khẩu hàng dệt may là rào cản không nhỏ cho các nhà xuất khẩu Việt Nam.
Theo đó, những lô hàng nhập khẩu vào Mỹ phải có giấy an toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSA) kiểm nghiệm của bên thứ 3 xác nhận sản phẩm sử dụng nguyên liệu bảo đảm cho sức khỏe người tiêu dùng. Nhà sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm về tất cả thiệt hại, nếu có, cho người tiêu dùng…
Như vậy, doanh nghiệp sẽ phải mất thêm kinh phí thực hiện xác nhận này. Thêm vào đó là giá cả của nguyên phụ liệu đang bắt đầu tăng, gây áp lực lên giá thành sản phẩm. Hiện thu nhập cho người lao động, thủ tục xuất khẩu chưa có dấu hiệu cải thiện…
Để khắc phục những khó khăn này, Bộ Công Thương đang triển khai đề án xây dựng phòng thí nghiệm hiện đại đủ tiêu chuẩn thay cho các thiết bị nghiên cứu thử nghiệm chất lượng hàng dệt may đã cũ.
Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Vitas cho biết năm 2010, Vitas sẽ đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng nhằm tạo đột phá về năng suất, công nghệ trong sản xuất. Ngành cũng sẽ tập trung liên kết những doanh nghiệp nhập khẩu và xuất khẩu, tổ chức lại việc cung ứng nguyên phụ liệu trong nước, nỗ lực thu hút các nhà đầu tư vào ngành để tăng tỷ lệ nội địa hóa./.
Dồn dập tin vui
Những ngày đầu năm mới, rất nhiều doanh nghiệp ngành dệt may vui như Tết với các đơn hàng dồn dập đổ về và cao hơn nhiều so với quý trước. Khảo sát tại một số doanh nghiệp tiêu biểu cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp này đều có đơn hàng đến hết quý 1 và thậm chí có không ít trường hợp đơn hàng sản xuất đến tận tháng 6-7/2010.
Trước động thái tích cực này, nhiều doanh nghiệp đang nghĩ đến việc nâng đơn giá nhằm thu thêm lợi nhuận. “Có lẽ dự báo được tình hình này, Bộ Công Thương đã mạnh dạn giao chỉ tiêu cho ngành dệt may mức kim ngạch xuất khẩu từ 10-10,5 tỉ USD, tăng khoảng 12% so với năm 2009,” ông Phạm Gia Hưng, Giám đốc đối ngoại Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết.
Công ty cổ phần May Sài Gòn 3 có đơn hàng sản xuất đến hết quý 2 với tổng trị giá gần 40 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước; Tổng Công ty may Việt Tiến cũng tương tự khi lượng hàng các đối tác yêu cầu cung ứng có tổng trị giá gần 80 triệu USD đủ sản xuất đến gần hết nửa năm.
Tuy đơn hàng chưa nhiều như thời điểm trước suy giảm kinh tế, nhưng các doanh nghiệp vẫn rất lạc quan khi không lo thiếu việc cho người lao động.
Theo dự đoán của Quỹ tiền tệ Thế giới, GDP của toàn thế giới trong năm nay sẽ tăng khoảng 2,2%, trong đó Mỹ tăng khoảng 2%. Nhờ triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế, sức mua của các thị trường như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản sẽ được cải thiện góp phần đẩy sức cầu tăng theo.
Năm 2009, thị trường chủ lực của dệt may Việt Nam là Mỹ, tuy giá trị giảm gần 5%, nhưng số lượng vẫn tăng hơn 15% đã giúp các doanh nghiệp duy trì vững chắc được ngôi đầu bảng khi hơn 50% tổng giá trị hàng xuất khẩu vào thị trường này.
Việc sụt giảm ở thị trường Mỹ xảy ra với tất cả các nước xuất khẩu hàng dệt may nhưng Việt Nam có mức giảm thấp nhất. Nhiều thị trường truyền thống và chiếm tỷ trọng cao như châu Âu và Nhật Bản, kim ngạch đều tăng.
Nhưng không chủ quan
Theo nhận xét của các chuyên gia kinh tế, tuy ngành dệt may có tốc độ tăng trưởng khả quan, ổn định nhưng thực chất, nhìn xa hơn ngành vẫn chưa phát triển một cách bền vững và còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Điều dễ nhận thấy nhất là nguồn nguyên liệu phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu và nguồn lao động ngày càng khan hiếm. “Ngày càng có nhiều cơ hội việc làm khác dễ thở mà lương cao hơn, trong khi lao động ngành may vất vả mà lương không tương xứng là nguyên nhân chính khiến nhiều công nhân nữ bỏ việc,” một doanh nghiệp gia công may ở quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh lý giải.
Ngày 1/1/2010, Luật Bảo vệ môi trường người tiêu dùng của Mỹ bắt đầu có hiệu lực, trong đó vấn đề kỹ thuật mới đối với nhập khẩu hàng dệt may là rào cản không nhỏ cho các nhà xuất khẩu Việt Nam.
Theo đó, những lô hàng nhập khẩu vào Mỹ phải có giấy an toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSA) kiểm nghiệm của bên thứ 3 xác nhận sản phẩm sử dụng nguyên liệu bảo đảm cho sức khỏe người tiêu dùng. Nhà sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm về tất cả thiệt hại, nếu có, cho người tiêu dùng…
Như vậy, doanh nghiệp sẽ phải mất thêm kinh phí thực hiện xác nhận này. Thêm vào đó là giá cả của nguyên phụ liệu đang bắt đầu tăng, gây áp lực lên giá thành sản phẩm. Hiện thu nhập cho người lao động, thủ tục xuất khẩu chưa có dấu hiệu cải thiện…
Để khắc phục những khó khăn này, Bộ Công Thương đang triển khai đề án xây dựng phòng thí nghiệm hiện đại đủ tiêu chuẩn thay cho các thiết bị nghiên cứu thử nghiệm chất lượng hàng dệt may đã cũ.
Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Vitas cho biết năm 2010, Vitas sẽ đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng nhằm tạo đột phá về năng suất, công nghệ trong sản xuất. Ngành cũng sẽ tập trung liên kết những doanh nghiệp nhập khẩu và xuất khẩu, tổ chức lại việc cung ứng nguyên phụ liệu trong nước, nỗ lực thu hút các nhà đầu tư vào ngành để tăng tỷ lệ nội địa hóa./.
(Báo Tin Tức/Vietnam+)