Chiếm 37% thị phần xuất khẩu điều thế giới, ngành điều Việt Nam đã đưa ra kế hoạch và nhiều biện pháp để giữ vững vị trí xuất khẩu điều số 1 thế giới hiện nay.
Trong khuôn khổ của lễ hội Quả điều vàng Việt Nam-Bình Phước, sáng 21/3, tỉnh Bình Phước phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội thảo về Chiến lược phát triển ngành điều Việt Nam đến năm 2020, nhằm đánh giá lại thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ điều ở Việt Nam trong thời gian qua và định hướng phát triển bền vững ngành điều trong nước thời gian tới.
Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), hiện nay Việt Nam chiếm 37% thị phần xuất khẩu điều thế giới (chiếm 180.000/500.000 tấn điều nhân giao dịch). Để giữ vững vị trí xuất khẩu điều số 1 thế giới và có thể phát triển bền vững, ngành điều Việt Nam tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp như thâm canh để nâng cao thu nhập cho nông dân; hợp tác với Campuchia và Lào để trồng 200.000ha điều.
Bên cạnh đó, các tỉnh như Bình Phước và Đồng Nai hiện đã có những thỏa thuận cụ thể với chính quyền địa phương giáp biên giới để trồng điều. Một giải pháp quan trọng cần thực hiện là đầu tư khoa học công nghệ chế biến sản phẩm ăn liền đóng gói để tăng tỷ lệ tiêu dùng nội địa (hiện nay xuất khẩu chiếm 95%-96%), đồng thời các doanh nghiệp đầu tư cải tiến thiết bị chế biến hạt điều, nhất là khâu bóc vỏ lụa, tự động hóa các khâu chế biến đạt tỷ lệ khoảng 80% vào năm 2015.
Các chuyên gia cho rằng, sản phẩm điều xuất khẩu có cơ hội nâng cao giá trị tăng thêm nếu triển khai thực hiện tốt các khâu chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng thương hiệu và thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, điều là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu điều đứng vị trí hàng đầu thế giới. Cây điều được trồng chủ yếu ở các địa bàn khó khăn, đã góp phần hỗ trợ tích cực cho cải thiện đời sống nông dân ở các vùng nông thôn.
Cây điều còn có giá trị như cây công nghiệp, phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, những năm gần đây sản xuất kinh doanh ngành điều gặp nhiều khó khăn, do thời tiết biến đổi bất thường khiến năng suất điều giảm, thu nhập từ sản xuất điều chưa thật sự hấp dẫn đối với người trồng.
Cây điều bị cạnh tranh quyết liệt bởi một số cây trồng khác, trong đó có cây caosu, dẫn đến diện tích điều giảm sút, người trồng điều ít quan tâm đầu tư chăm sóc vườn điều. Sản lượng trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu của các nhà máy chế biến, giá trị gia tăng trong xuất khẩu điều bị giảm, ngành điều có nhiều khó khăn chưa mang tính bền vững.
Cũng trong ngày 21/3, Ban tổ chức lễ hội Quả điều vàng Việt Nam-Bình Phước tổ chức hội thảo khoa học về xây dựng thương hiệu điều Việt Nam. Hơn 200 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông đã về dự và chia sẻ kinh nghiệm giúp nhau về việc xây dựng thương hiệu điều có uy tín để quảng bá hình ảnh của ngành điều Việt Nam ra thế giới ngày càng nhiều hơn và hiệu quả hơn với bạn bè quốc tế.
Tại hội thảo, các đại biểu đã thống nhất về các giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu điều Việt Nam, đó là tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra chất lượng điều của nông dân, thương lái và các doanh nghiệp sản xuất chế biến điều, hoạt động thu mua hạt điều, an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
Các ngành chức năng cần hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng lộ trình quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO, HACCP, GAP và giám sát việc thực hiện các tiêu chí đã đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu. Hiệp hội Điều Việt Nam phải tham mưu kịp thời cho Chính phủ về thị trường, giá cả điều thế giới và trong nước nhằm hỗ trợ hiệu quả hơn doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.../.
Trong khuôn khổ của lễ hội Quả điều vàng Việt Nam-Bình Phước, sáng 21/3, tỉnh Bình Phước phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội thảo về Chiến lược phát triển ngành điều Việt Nam đến năm 2020, nhằm đánh giá lại thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ điều ở Việt Nam trong thời gian qua và định hướng phát triển bền vững ngành điều trong nước thời gian tới.
Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), hiện nay Việt Nam chiếm 37% thị phần xuất khẩu điều thế giới (chiếm 180.000/500.000 tấn điều nhân giao dịch). Để giữ vững vị trí xuất khẩu điều số 1 thế giới và có thể phát triển bền vững, ngành điều Việt Nam tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp như thâm canh để nâng cao thu nhập cho nông dân; hợp tác với Campuchia và Lào để trồng 200.000ha điều.
Bên cạnh đó, các tỉnh như Bình Phước và Đồng Nai hiện đã có những thỏa thuận cụ thể với chính quyền địa phương giáp biên giới để trồng điều. Một giải pháp quan trọng cần thực hiện là đầu tư khoa học công nghệ chế biến sản phẩm ăn liền đóng gói để tăng tỷ lệ tiêu dùng nội địa (hiện nay xuất khẩu chiếm 95%-96%), đồng thời các doanh nghiệp đầu tư cải tiến thiết bị chế biến hạt điều, nhất là khâu bóc vỏ lụa, tự động hóa các khâu chế biến đạt tỷ lệ khoảng 80% vào năm 2015.
Các chuyên gia cho rằng, sản phẩm điều xuất khẩu có cơ hội nâng cao giá trị tăng thêm nếu triển khai thực hiện tốt các khâu chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng thương hiệu và thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, điều là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu điều đứng vị trí hàng đầu thế giới. Cây điều được trồng chủ yếu ở các địa bàn khó khăn, đã góp phần hỗ trợ tích cực cho cải thiện đời sống nông dân ở các vùng nông thôn.
Cây điều còn có giá trị như cây công nghiệp, phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, những năm gần đây sản xuất kinh doanh ngành điều gặp nhiều khó khăn, do thời tiết biến đổi bất thường khiến năng suất điều giảm, thu nhập từ sản xuất điều chưa thật sự hấp dẫn đối với người trồng.
Cây điều bị cạnh tranh quyết liệt bởi một số cây trồng khác, trong đó có cây caosu, dẫn đến diện tích điều giảm sút, người trồng điều ít quan tâm đầu tư chăm sóc vườn điều. Sản lượng trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu của các nhà máy chế biến, giá trị gia tăng trong xuất khẩu điều bị giảm, ngành điều có nhiều khó khăn chưa mang tính bền vững.
Cũng trong ngày 21/3, Ban tổ chức lễ hội Quả điều vàng Việt Nam-Bình Phước tổ chức hội thảo khoa học về xây dựng thương hiệu điều Việt Nam. Hơn 200 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông đã về dự và chia sẻ kinh nghiệm giúp nhau về việc xây dựng thương hiệu điều có uy tín để quảng bá hình ảnh của ngành điều Việt Nam ra thế giới ngày càng nhiều hơn và hiệu quả hơn với bạn bè quốc tế.
Tại hội thảo, các đại biểu đã thống nhất về các giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu điều Việt Nam, đó là tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra chất lượng điều của nông dân, thương lái và các doanh nghiệp sản xuất chế biến điều, hoạt động thu mua hạt điều, an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
Các ngành chức năng cần hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng lộ trình quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO, HACCP, GAP và giám sát việc thực hiện các tiêu chí đã đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu. Hiệp hội Điều Việt Nam phải tham mưu kịp thời cho Chính phủ về thị trường, giá cả điều thế giới và trong nước nhằm hỗ trợ hiệu quả hơn doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.../.
Nguyễn Văn Việt (Vietnam+)