Tình trạng thiếu hụt linh kiện và đóng cửa các nhà máy chế tạo ôtô tại Nhật Bản sau thảm họa động đất và sóng thần vừa qua có thể khiến ngành công nghiệp ôtô toàn cầu phải nghĩ tới kế hoạch xây dựng các dây chuyền cung ứng.
Nhận định trên được đưa ra bởi chuyên gia hàng đầu trong ngành công nghiệp ôtô, đồng thời là nhà kinh tế trưởng tại Trung tâm nghiên cứu ôtô, Sean McAlinden.
Ông McAlinden cho biết: "Điều đang ngại hiện nay là những vấn đề phát sinh và trục trặc không chỉ đối với các nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản mà còn với hệ thống cung ứng linh kiện cho ngành công nghiệp chế tạo ôtô toàn cầu."
Thảm họa thiên tai tại đất nước Mặt Trời mọc đã khiến hàng loạt hãng chế tạo ôtô như General Motors Co, Ford Motor Co, Toyota Motor Corp và Honda Motor Co Ltd phải đóng cửa các nhà máy sản xuất do thiếu hụt linh kiện từ Nhật Bản.
Để có được một chiếc xe hơi hoàn chỉnh người ta cần đến khoảng 3.000 chi tiết khác nhau. Mỗi chi tiết này lại được cấu thành từ hàng trăm linh kiện nhỏ lẻ, do rất nhiều nhà cung cấp khác nhau đảm trách và chỉ cần thiếu hụt một linh kiện nào đó là chiếc xe không thể hoàn thành.
Việc nguồn cung linh kiện thiếu ổn định khiến cả một dây chuyền sản xuất vào bậc phức tạp nhất thế giới bị ảnh hưởng theo. Theo ước tính của IHS Automotive, sản lượng ôtô toàn cầu đã sụt giảm 13% do thiếu hụt linh kiện sản xuất và trong kịch bản xấu nhất sản lượng có thể giảm tới 30% trong vòng sáu tuần tới.
Trước tình hình này, ngày 29/3, Toyota đã đề nghị các đại lý của hãng tại thị trường Bắc Mỹ ngừng nhận đơn đặt hàng các linh kiện thay thế như thiết bị giảm sóc, cảm biến túi khí hay chắn bùn nhằm tránh tình trạng "cung không đủ cầu."
Trong khi đó, Honda thông báo, hãng bắt đầu giảm sản lượng ôtô tại các nhà máy ở Mỹ và Canada, mặc dù không nêu rõ con số cụ thể.
Hiện nay, một số nhà chế tạo ôtô tại Nhật Bản đang tính đến khả năng chuyển hoạt động sản xuất sang nước khác. Chẳng hạn, Nissan đang cân nhắc chuyển dây chuyền sản xuất động cơ sang bang Tennessee của Mỹ.
Tuy nhiên, kế hoạch này không hề dễ dàng vì những yêu cầu về an toàn hay tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe khiến việc di chuyển gặp nhiều trở ngại và không thể thực hiện trong một sớm một chiều./.
Nhận định trên được đưa ra bởi chuyên gia hàng đầu trong ngành công nghiệp ôtô, đồng thời là nhà kinh tế trưởng tại Trung tâm nghiên cứu ôtô, Sean McAlinden.
Ông McAlinden cho biết: "Điều đang ngại hiện nay là những vấn đề phát sinh và trục trặc không chỉ đối với các nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản mà còn với hệ thống cung ứng linh kiện cho ngành công nghiệp chế tạo ôtô toàn cầu."
Thảm họa thiên tai tại đất nước Mặt Trời mọc đã khiến hàng loạt hãng chế tạo ôtô như General Motors Co, Ford Motor Co, Toyota Motor Corp và Honda Motor Co Ltd phải đóng cửa các nhà máy sản xuất do thiếu hụt linh kiện từ Nhật Bản.
Để có được một chiếc xe hơi hoàn chỉnh người ta cần đến khoảng 3.000 chi tiết khác nhau. Mỗi chi tiết này lại được cấu thành từ hàng trăm linh kiện nhỏ lẻ, do rất nhiều nhà cung cấp khác nhau đảm trách và chỉ cần thiếu hụt một linh kiện nào đó là chiếc xe không thể hoàn thành.
Việc nguồn cung linh kiện thiếu ổn định khiến cả một dây chuyền sản xuất vào bậc phức tạp nhất thế giới bị ảnh hưởng theo. Theo ước tính của IHS Automotive, sản lượng ôtô toàn cầu đã sụt giảm 13% do thiếu hụt linh kiện sản xuất và trong kịch bản xấu nhất sản lượng có thể giảm tới 30% trong vòng sáu tuần tới.
Trước tình hình này, ngày 29/3, Toyota đã đề nghị các đại lý của hãng tại thị trường Bắc Mỹ ngừng nhận đơn đặt hàng các linh kiện thay thế như thiết bị giảm sóc, cảm biến túi khí hay chắn bùn nhằm tránh tình trạng "cung không đủ cầu."
Trong khi đó, Honda thông báo, hãng bắt đầu giảm sản lượng ôtô tại các nhà máy ở Mỹ và Canada, mặc dù không nêu rõ con số cụ thể.
Hiện nay, một số nhà chế tạo ôtô tại Nhật Bản đang tính đến khả năng chuyển hoạt động sản xuất sang nước khác. Chẳng hạn, Nissan đang cân nhắc chuyển dây chuyền sản xuất động cơ sang bang Tennessee của Mỹ.
Tuy nhiên, kế hoạch này không hề dễ dàng vì những yêu cầu về an toàn hay tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe khiến việc di chuyển gặp nhiều trở ngại và không thể thực hiện trong một sớm một chiều./.
Việt Khoa (TTXVN/Vietnam+)