Trao đổi với Vietnam+, ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, cho biết ngành thép đang tồn tại một nghich lý là lượng thép tồn kho nhiều và phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu, nhưng nhiều nhà máy vẫn tiếp tục mọc lên.
Thưa ông, Bộ Công thương vẫn tiếp tục yêu cầu các địa phương không cấp phép cho các dự án thép ngoài qui hoạch, vậy hiệu quả của chương trình này đến đâu?
Ông Phạm Chí Cường: Đấy cũng là kiến nghị của doanh nghiệp vì công suất đang dư thừa nhiều thực sự.
Theo phân cấp hiện nay, những dự án thép có số vốn dưới 1.500 tỷ đồng sẽ do địa phương cấp phép nhưng không hiểu tại sao Hiệp hội đã kiến nghị và Bộ Công thương cũng đã trình Chính phủ nhưng nhiều nhà máy thép ở vùng sâu vung xa, thiếu đầu ra vẫn đang tiếp tục được xây dựng.
Theo ước tính, lượng tồn kho của tháng 5/2011 vào khoảng 430.000 tấn, trong khi bình quân hàng tháng con số này chỉ từ 200.000-300.000 tấn.
Nói là dư thừa, cạnh tranh trong nước khó khăn như thế, phải chia sẻ thị phần thế, nhưng ngay trước hôm họp bàn vấn đề này vẫn có thông tin về khởi động nhà máy thép ở Sơn La với công suất 130.000 tấn. Làm ở Sơn La thì bán đi đâu, vận tải khó khăn, ở địa phương làm sao tiêu thụ được.
Bên cạnh đó, Sơn La lại nằm ở sát với Trung Quốc, một thị trường rất mạnh về xuất khẩu thép nên hiệu quả kinh tế cũng cần phải được xem xét lại.
Biết là lãng phí, nhưng nhiều địa phương vẫn cấp phép đầu tư? Ở đây chúng ta vẫn chưa có một cái nhìn dài hạn, nhiều nhà đầu tư vẫn nhìn vào mấy cái mỏ, chưa làm gì thì cứ khai thác quặng đã, xuất đi để kiếm lời bù cho sản xuất thép.
Mặc dù chủ trương của Việt Nam là cấm xuất khẩu quặng. Nhưng vẫn có “lách” luật hoặc dùng cách này cách khác để không xuất bằng đường chính ngạch thì qua tiểu ngạch.
Đến ngày 19/4, tổng công suất cán thép xây dựng trong nước đã là 8,9 triệu tấn, tuy nhiên, vẫn còn nhiều nhà máy đang san nền, tức là công suất sẽ còn tăng vọt lên nữa.
Có phải nhiều nhà máy thép trong nước vẫn đang chạy dưới công suất, thưa ông?
Ông Phạm Chí Cường: Phần nhiều các nhà máy đang chạy khoảng 60% công suất thôi, nếu chạy hết công suất thì bán đi đâu. Bây giờ vốn lưu động thì thiếu, nhập nguyên liệu về mà cứ giữ ở đấy thì trả lãi vay ngân hàng cũng đủ mệt rồi.
Hôm họp với Bộ Công Thương, Tổng công ty Thép báo cáo là với lãi suất như hiện nay, nếu giữ 1 tấn thép/tháng thì phải thêm 300.000 đồng tiền trả lãi suất ngân hàng.
Tức là 1 tấn thép bán với giá 19 triệu đồng chẳng hạn, nếu không bán tháng này mà giữ để sang tháng sau thì tôi đã phải cộng thêm 300.000 đồng tiền lãi ngân hàng, tức là doanh nghiệp sẽ phải bán với giá là 19,3 triệu/tấn chứ không phải 19 triệu đồng nữa. Nhưng người sản xuất không thể bán được với giá đó.
Còn dự trữ phôi và sắt thép phế cũng duy trì một lượng vừa đủ nhằm duy trì sản xuất. Thường thì làm theo nhu cầu thị trường. Bây giờ 9 triệu tấn công suất/năm, mà thời điểm tiêu thụ tốt nhất cũng chỉ đạt 5,6 triệu tấn (trong đó có 4,9 triệu tấn của Hiệp hội). thì thử hỏi số còn lại là 3,4 triệu tấn sẽ bán đi đâu.
Nhiều thông tin cho rằng các nhà máy thép đang được hưởng lợi từ giá điện thấp, với cơ chế điện theo thị trường hiện nay thì ngành thép sẽ xoay sở thế nào?
Ông Phạm Chí Cường: Theo ý kiến cá nhân tôi, Việt Nam đã kìm giữ giá điện trong thời gian dài, nếu tăng một lúc thì sẽ bị sốc cho ngành thép và cho cả nền kinh tế. Vì vậy 3 tháng điều chỉnh một lần cũng hợp lý.
Trong cơ cấu giá thành sản xuất thép, giá thành điện và nhiều chi phí khác chiếm chưa đến 10%. Cái chiếm nhiều nhất vẫn là nguyên liệu (than, quặng, phôi, thép phế) khoảng hơn 90%.
Việc lấy ý kiến của các ngành chức năng nhằm đưa ra chính sách bình ổn các mặt hàng cơ bản, trong đó có thép, ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của các doanh nghiệp, thưa ông?
Ông Phạm Chí Cường: Theo tôi, với mặt hàng thép, quy định giữ 10% lượng hàng nhằm bình ổn trong điều kiện hiện nay là không cần thiết.
Vì hàng tháng cứ đến ngày 31 là vẫn có dự trữ nửa triệu tấn phôi và khoảng 300.000-400.000 tấn thép thành phẩm, như vậy có nghĩa là nếu anh có dự trữ 5-10% thì nó cũng lọt thỏm.
Trong khi đó các doanh nghiệp đều còn phải dự trữ để sản xuất, chưa kể trong thương mại còn cần có dự trữ, tồn kho. Giá lên, giá xuống không phải do thiếu thép. Hiện nay ta đang dư thừa thép xây dựng, công suất đang vượt cầu.
Xin cảm ơn ông./.
Thưa ông, Bộ Công thương vẫn tiếp tục yêu cầu các địa phương không cấp phép cho các dự án thép ngoài qui hoạch, vậy hiệu quả của chương trình này đến đâu?
Ông Phạm Chí Cường: Đấy cũng là kiến nghị của doanh nghiệp vì công suất đang dư thừa nhiều thực sự.
Theo phân cấp hiện nay, những dự án thép có số vốn dưới 1.500 tỷ đồng sẽ do địa phương cấp phép nhưng không hiểu tại sao Hiệp hội đã kiến nghị và Bộ Công thương cũng đã trình Chính phủ nhưng nhiều nhà máy thép ở vùng sâu vung xa, thiếu đầu ra vẫn đang tiếp tục được xây dựng.
Theo ước tính, lượng tồn kho của tháng 5/2011 vào khoảng 430.000 tấn, trong khi bình quân hàng tháng con số này chỉ từ 200.000-300.000 tấn.
Nói là dư thừa, cạnh tranh trong nước khó khăn như thế, phải chia sẻ thị phần thế, nhưng ngay trước hôm họp bàn vấn đề này vẫn có thông tin về khởi động nhà máy thép ở Sơn La với công suất 130.000 tấn. Làm ở Sơn La thì bán đi đâu, vận tải khó khăn, ở địa phương làm sao tiêu thụ được.
Bên cạnh đó, Sơn La lại nằm ở sát với Trung Quốc, một thị trường rất mạnh về xuất khẩu thép nên hiệu quả kinh tế cũng cần phải được xem xét lại.
Biết là lãng phí, nhưng nhiều địa phương vẫn cấp phép đầu tư? Ở đây chúng ta vẫn chưa có một cái nhìn dài hạn, nhiều nhà đầu tư vẫn nhìn vào mấy cái mỏ, chưa làm gì thì cứ khai thác quặng đã, xuất đi để kiếm lời bù cho sản xuất thép.
Mặc dù chủ trương của Việt Nam là cấm xuất khẩu quặng. Nhưng vẫn có “lách” luật hoặc dùng cách này cách khác để không xuất bằng đường chính ngạch thì qua tiểu ngạch.
Đến ngày 19/4, tổng công suất cán thép xây dựng trong nước đã là 8,9 triệu tấn, tuy nhiên, vẫn còn nhiều nhà máy đang san nền, tức là công suất sẽ còn tăng vọt lên nữa.
Có phải nhiều nhà máy thép trong nước vẫn đang chạy dưới công suất, thưa ông?
Ông Phạm Chí Cường: Phần nhiều các nhà máy đang chạy khoảng 60% công suất thôi, nếu chạy hết công suất thì bán đi đâu. Bây giờ vốn lưu động thì thiếu, nhập nguyên liệu về mà cứ giữ ở đấy thì trả lãi vay ngân hàng cũng đủ mệt rồi.
Hôm họp với Bộ Công Thương, Tổng công ty Thép báo cáo là với lãi suất như hiện nay, nếu giữ 1 tấn thép/tháng thì phải thêm 300.000 đồng tiền trả lãi suất ngân hàng.
Tức là 1 tấn thép bán với giá 19 triệu đồng chẳng hạn, nếu không bán tháng này mà giữ để sang tháng sau thì tôi đã phải cộng thêm 300.000 đồng tiền lãi ngân hàng, tức là doanh nghiệp sẽ phải bán với giá là 19,3 triệu/tấn chứ không phải 19 triệu đồng nữa. Nhưng người sản xuất không thể bán được với giá đó.
Còn dự trữ phôi và sắt thép phế cũng duy trì một lượng vừa đủ nhằm duy trì sản xuất. Thường thì làm theo nhu cầu thị trường. Bây giờ 9 triệu tấn công suất/năm, mà thời điểm tiêu thụ tốt nhất cũng chỉ đạt 5,6 triệu tấn (trong đó có 4,9 triệu tấn của Hiệp hội). thì thử hỏi số còn lại là 3,4 triệu tấn sẽ bán đi đâu.
Nhiều thông tin cho rằng các nhà máy thép đang được hưởng lợi từ giá điện thấp, với cơ chế điện theo thị trường hiện nay thì ngành thép sẽ xoay sở thế nào?
Ông Phạm Chí Cường: Theo ý kiến cá nhân tôi, Việt Nam đã kìm giữ giá điện trong thời gian dài, nếu tăng một lúc thì sẽ bị sốc cho ngành thép và cho cả nền kinh tế. Vì vậy 3 tháng điều chỉnh một lần cũng hợp lý.
Trong cơ cấu giá thành sản xuất thép, giá thành điện và nhiều chi phí khác chiếm chưa đến 10%. Cái chiếm nhiều nhất vẫn là nguyên liệu (than, quặng, phôi, thép phế) khoảng hơn 90%.
Việc lấy ý kiến của các ngành chức năng nhằm đưa ra chính sách bình ổn các mặt hàng cơ bản, trong đó có thép, ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của các doanh nghiệp, thưa ông?
Ông Phạm Chí Cường: Theo tôi, với mặt hàng thép, quy định giữ 10% lượng hàng nhằm bình ổn trong điều kiện hiện nay là không cần thiết.
Vì hàng tháng cứ đến ngày 31 là vẫn có dự trữ nửa triệu tấn phôi và khoảng 300.000-400.000 tấn thép thành phẩm, như vậy có nghĩa là nếu anh có dự trữ 5-10% thì nó cũng lọt thỏm.
Trong khi đó các doanh nghiệp đều còn phải dự trữ để sản xuất, chưa kể trong thương mại còn cần có dự trữ, tồn kho. Giá lên, giá xuống không phải do thiếu thép. Hiện nay ta đang dư thừa thép xây dựng, công suất đang vượt cầu.
Xin cảm ơn ông./.
Đức Duy (Vietnam+)