Những giai điệu vui tươi của hòa tấu “Trống hội ngày xuân” do Dàn nhạc dân tộc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam biểu diễn đã mở đầu lễ khai mạc “Ngày âm nhạc Việt Nam” lần đầu tiên, diễn ra chiều 3/9 tại Hà Nội.
Chương trình do Hội Nhạc sỹ Việt Nam tổ chức, lấy ý tưởng từ sự kiện ngày 3/9/1960, Bác Hồ dự và bắt nhịp hợp xướng và quần chúng nhân dân hát vang “Bài ca kết đoàn” mừng 15 năm Quốc khánh, chào mừng Đại hội Đảng lần thứ III...
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã gửi lẵng hoa chúc mừng những người làm âm nhạc cả nước nhân sự kiện "Ngày âm nhạc Việt Nam."
Phát biểu tại lễ khai mạc, đồng chí Phùng Hữu Phú, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết "Ngày Hội âm nhạc Việt Nam" được tổ chức đã đáp ứng lòng mong mỏi bấy lâu nay của các thế hệ nhạc sỹ, ca sỹ, nghệ sỹ và công chúng yêu âm nhạc cả nước.
Chủ tịch Hội Nhạc sỹ Việt Nam, nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân khẳng định "Ngày Âm nhạc Việt Nam" nhằm góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc, bảo tồn và phát triển âm nhạc dân gian, truyền thống, tôn vinh nền âm nhạc cách mạng Việt Nam cùng các thế hệ nhạc sỹ, nghệ sỹ, các nhà nghiên cứu lý luận, phê bình âm nhạc, các nhà sư phạm âm nhạc.
"Ngày Âm nhạc Việt Nam" cũng góp phần khuyến khích động viên các tài năng âm nhạc tiếp tục giới thiệu những tác phẩm âm nhạc mới, xuất sắc đến với công chúng, cống hiến nhiều hơn nữa cho âm nhạc nước nhà.
Ngay sau lễ khai mạc là chương trình biểu diễn đặc sắc của các nghệ sỹ với phần âm nhạc dân tộc với hòa tấu đàn bầu, hòa tấu đàn nguyệt, hát văn.
Phần âm nhạc đương đại là các hợp xướng kinh điển “Ca ngợi Tổ quốc” của nhạc sỹ Hồ Bắc, “Việt Nam quê hương tôi” của nhạc sỹ Đỗ Nhuận, giao hưởng “Người về đem tới ngày vui” của nhạc sỹ, nghệ sỹ nhân dân Trọng Bằng.
Tam ca nam trẻ xuất sắc Đăng Dương, Việt Hoàn, Hoàng Tùng biểu diễn ca khúc “Đường chúng ta đi” của nhạc sỹ Huy Du. Nữ ca sỹ “Bống” Hồng Nhung đóng góp cho chương trình ca khúc “Người Hà Nội” sáng tác của Nguyễn Đinh Thi…
Đặc biệt trong phần này có hai tác phẩm mới của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân lần đầu tiên được biểu diễn là “Vinh quang dân tộc” và “Hát mừng ngày âm nhạc.”
"Ngày Âm nhạc Việt Nam" lần đầu tiên diễn ra từ ngày 2-5/9 ở 15 tỉnh, thành phố: Yên Bái, Thái Nguyên, Sơn La, Hà Nội, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ, Hậu Giang.
Trong suốt bốn ngày diễn ra sự kiện, ban tổ chức lần lượt giới thiệu và tôn vinh từ các làn điệu dân ca truyền thống như ca trù, chầu văn cho đến những thành tựu của âm nhạc cách mạng, đương đại như giao hưởng, hợp xướng, các ca khúc cho thiếu nhi, dòng âm nhạc đang thịnh hành đối với tuổi trẻ.
Tại Hà Nội, các hoạt động của "Ngày âm nhạc Việt Nam" diễn ra tại sân khấu ngoài trời Nhà hát Ca múa nhạc nhẹ Việt Nam với chương trình ca nhạc thiếu nhi. Tại phố chợ đi bộ Đồng Xuân là chương trình biểu diễn nghệ thuật âm nhạc dân gian-đường phố…/.
Chương trình do Hội Nhạc sỹ Việt Nam tổ chức, lấy ý tưởng từ sự kiện ngày 3/9/1960, Bác Hồ dự và bắt nhịp hợp xướng và quần chúng nhân dân hát vang “Bài ca kết đoàn” mừng 15 năm Quốc khánh, chào mừng Đại hội Đảng lần thứ III...
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã gửi lẵng hoa chúc mừng những người làm âm nhạc cả nước nhân sự kiện "Ngày âm nhạc Việt Nam."
Phát biểu tại lễ khai mạc, đồng chí Phùng Hữu Phú, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết "Ngày Hội âm nhạc Việt Nam" được tổ chức đã đáp ứng lòng mong mỏi bấy lâu nay của các thế hệ nhạc sỹ, ca sỹ, nghệ sỹ và công chúng yêu âm nhạc cả nước.
Chủ tịch Hội Nhạc sỹ Việt Nam, nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân khẳng định "Ngày Âm nhạc Việt Nam" nhằm góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc, bảo tồn và phát triển âm nhạc dân gian, truyền thống, tôn vinh nền âm nhạc cách mạng Việt Nam cùng các thế hệ nhạc sỹ, nghệ sỹ, các nhà nghiên cứu lý luận, phê bình âm nhạc, các nhà sư phạm âm nhạc.
"Ngày Âm nhạc Việt Nam" cũng góp phần khuyến khích động viên các tài năng âm nhạc tiếp tục giới thiệu những tác phẩm âm nhạc mới, xuất sắc đến với công chúng, cống hiến nhiều hơn nữa cho âm nhạc nước nhà.
Ngay sau lễ khai mạc là chương trình biểu diễn đặc sắc của các nghệ sỹ với phần âm nhạc dân tộc với hòa tấu đàn bầu, hòa tấu đàn nguyệt, hát văn.
Phần âm nhạc đương đại là các hợp xướng kinh điển “Ca ngợi Tổ quốc” của nhạc sỹ Hồ Bắc, “Việt Nam quê hương tôi” của nhạc sỹ Đỗ Nhuận, giao hưởng “Người về đem tới ngày vui” của nhạc sỹ, nghệ sỹ nhân dân Trọng Bằng.
Tam ca nam trẻ xuất sắc Đăng Dương, Việt Hoàn, Hoàng Tùng biểu diễn ca khúc “Đường chúng ta đi” của nhạc sỹ Huy Du. Nữ ca sỹ “Bống” Hồng Nhung đóng góp cho chương trình ca khúc “Người Hà Nội” sáng tác của Nguyễn Đinh Thi…
Đặc biệt trong phần này có hai tác phẩm mới của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân lần đầu tiên được biểu diễn là “Vinh quang dân tộc” và “Hát mừng ngày âm nhạc.”
"Ngày Âm nhạc Việt Nam" lần đầu tiên diễn ra từ ngày 2-5/9 ở 15 tỉnh, thành phố: Yên Bái, Thái Nguyên, Sơn La, Hà Nội, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ, Hậu Giang.
Trong suốt bốn ngày diễn ra sự kiện, ban tổ chức lần lượt giới thiệu và tôn vinh từ các làn điệu dân ca truyền thống như ca trù, chầu văn cho đến những thành tựu của âm nhạc cách mạng, đương đại như giao hưởng, hợp xướng, các ca khúc cho thiếu nhi, dòng âm nhạc đang thịnh hành đối với tuổi trẻ.
Tại Hà Nội, các hoạt động của "Ngày âm nhạc Việt Nam" diễn ra tại sân khấu ngoài trời Nhà hát Ca múa nhạc nhẹ Việt Nam với chương trình ca nhạc thiếu nhi. Tại phố chợ đi bộ Đồng Xuân là chương trình biểu diễn nghệ thuật âm nhạc dân gian-đường phố…/.
Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+)