Ngày 7/4, tại thành phố Lyon ở Đông Nam nước Pháp, Hội hữu nghị Pháp-Việt (AAFV) phối hợp với Hội đồng Vùng Rhône-Alpes, Phòng thương mại và công nghiệp Lyon, Cộng đồng hợp tác liên đô thị Grand Lyon và một số đối tác khác của Pháp tổ chức "Ngày Việt Nam" với chủ đề "Việt Nam, cơ hội cho vùng Rhône-Alpes."
Phát biểu trong phiên khai mạc "Ngày Việt Nam," Đại sứ Việt Nam tại Pháp Lê Kinh Tài khẳng định Việt Nam đã đạt được những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2001-2010, với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 7,2% mỗi năm.
Với chính sách mở cửa, đặc biệt kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã trở thành điểm đến được chú ý của giới hoạch định chính sách thương mại và giới doanh nghiệp châu Âu, trong đó có Pháp.
Pháp là một trong những đối tác châu Âu hàng đầu của Việt Nam trên ba lĩnh vực thương mại, đầu tư và hợp tác phát triển. Đại sứ Lê Kinh Tài bày tỏ hy vọng bối cảnh kinh tế thuận lợi hơn của nền kinh tế châu Âu và Pháp sẽ tạo thêm làn sóng đầu tư mới của Pháp vào Việt Nam.
Đại sứ Lê Kinh Tài nhấn mạnh hiện nay mô hình Quan hệ đối tác công-tư (PPP) tạo ra nhiều tiềm năng và cơ hội hợp tác to lớn giữa Pháp và Việt Nam trong các lĩnh vực cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, khai thác hệ thống vận tải đô thị và cơ sở hạ tầng.
Ngoài ra, các cam kết hợp tác của doanh nghiệp Pháp ở Việt Nam không những góp phần tăng cường mối quan hệ kinh tế giữa hai nước, mà còn thông qua Việt Nam để giúp mở cánh cửa cho giới kinh doanh, đầu tư Pháp tiếp cận khu vực Đông Nam Á.
Đề cập đến quan hệ hợp tác phi tập trung với Việt Nam, Phó Chủ tịch Vùng Rhône-Alpes Bernard Soulage nhấn mạnh Vùng đã có sự hợp tác với Thành phố Hồ Chí Minh từ gần 15 năm qua, khởi đầu là dự án chiếu sáng đô thị.
Ông Soulage cho rằng Pháp và Việt Nam đã có nhiều cơ chế hợp tác song phương về kinh tế, thương mại. Hợp tác phi tập trung có nhiều bước tiến quan trọng trong thời gian qua. Tuy vậy, trao đổi thương mại và sự hiện diện của doanh nghiệp Pháp ở Việt Nam chưa tương xứng với vai trò và vị thế của họ.
Thượng nghị sỹ danh dự Hélène Luc, Chủ tịch Hội hữu nghị Pháp-Việt, phát biểu đề cao vai trò ngày càng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế, trong các thể chế quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)...
Bà Hélène Luc bày tỏ mong muốn cùng với sự hợp tác ngày càng phát triển giữa hai nước, Việt Nam sẽ trở thành một điểm đến, nhiều cơ hội phát triển đối với vùng Rhône-Alpes, cũng như sẽ được hưởng lợi từ sự tăng cường hợp tác, trao đổi này.
Việc tổ chức "Ngày Việt Nam" ở Lyon cùng với hội thảo, bàn tròn và nhiều ý kiến, tham luận được trình bày, thực sự có ý nghĩa quan trọng, giúp các đối tác, doanh nghiệp Pháp hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế Việt Nam, với các cơ hội và thách thức trong trung hạn và dài hạn, phân tích và làm sáng tỏ các lĩnh vực doanh nghiệp Pháp có thế mạnh ở Việt Nam, cũng như những thuận lợi, khó khăn và giải pháp để doanh nghiệp Pháp yên tâm vào đầu tư ở Việt Nam.
Nhiều câu hỏi về môi trường kinh doanh, đầu tư ở Việt Nam được doanh nghiệp Pháp đặt ra trong các cuộc thảo luận bàn tròn đã nhận được những câu trả lời thỏa đáng, xúc tích từ các chuyên gia kinh tế của Việt Nam.
Vùng Rhône-Alpes là vùng kinh tế đứng thứ hai ở Pháp, sau vùng thủ đô Ile de France, với giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu lớn.
Hiện vùng đã có văn phòng đại diện xúc tiến đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dự kiến vào tháng 10, Vùng Rhône-Alpes và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ký thỏa thuận hợp tác trong giai đoạn ba năm tới 2012-2015./.
Phát biểu trong phiên khai mạc "Ngày Việt Nam," Đại sứ Việt Nam tại Pháp Lê Kinh Tài khẳng định Việt Nam đã đạt được những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2001-2010, với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 7,2% mỗi năm.
Với chính sách mở cửa, đặc biệt kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã trở thành điểm đến được chú ý của giới hoạch định chính sách thương mại và giới doanh nghiệp châu Âu, trong đó có Pháp.
Pháp là một trong những đối tác châu Âu hàng đầu của Việt Nam trên ba lĩnh vực thương mại, đầu tư và hợp tác phát triển. Đại sứ Lê Kinh Tài bày tỏ hy vọng bối cảnh kinh tế thuận lợi hơn của nền kinh tế châu Âu và Pháp sẽ tạo thêm làn sóng đầu tư mới của Pháp vào Việt Nam.
Đại sứ Lê Kinh Tài nhấn mạnh hiện nay mô hình Quan hệ đối tác công-tư (PPP) tạo ra nhiều tiềm năng và cơ hội hợp tác to lớn giữa Pháp và Việt Nam trong các lĩnh vực cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, khai thác hệ thống vận tải đô thị và cơ sở hạ tầng.
Ngoài ra, các cam kết hợp tác của doanh nghiệp Pháp ở Việt Nam không những góp phần tăng cường mối quan hệ kinh tế giữa hai nước, mà còn thông qua Việt Nam để giúp mở cánh cửa cho giới kinh doanh, đầu tư Pháp tiếp cận khu vực Đông Nam Á.
Đề cập đến quan hệ hợp tác phi tập trung với Việt Nam, Phó Chủ tịch Vùng Rhône-Alpes Bernard Soulage nhấn mạnh Vùng đã có sự hợp tác với Thành phố Hồ Chí Minh từ gần 15 năm qua, khởi đầu là dự án chiếu sáng đô thị.
Ông Soulage cho rằng Pháp và Việt Nam đã có nhiều cơ chế hợp tác song phương về kinh tế, thương mại. Hợp tác phi tập trung có nhiều bước tiến quan trọng trong thời gian qua. Tuy vậy, trao đổi thương mại và sự hiện diện của doanh nghiệp Pháp ở Việt Nam chưa tương xứng với vai trò và vị thế của họ.
Thượng nghị sỹ danh dự Hélène Luc, Chủ tịch Hội hữu nghị Pháp-Việt, phát biểu đề cao vai trò ngày càng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế, trong các thể chế quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)...
Bà Hélène Luc bày tỏ mong muốn cùng với sự hợp tác ngày càng phát triển giữa hai nước, Việt Nam sẽ trở thành một điểm đến, nhiều cơ hội phát triển đối với vùng Rhône-Alpes, cũng như sẽ được hưởng lợi từ sự tăng cường hợp tác, trao đổi này.
Việc tổ chức "Ngày Việt Nam" ở Lyon cùng với hội thảo, bàn tròn và nhiều ý kiến, tham luận được trình bày, thực sự có ý nghĩa quan trọng, giúp các đối tác, doanh nghiệp Pháp hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế Việt Nam, với các cơ hội và thách thức trong trung hạn và dài hạn, phân tích và làm sáng tỏ các lĩnh vực doanh nghiệp Pháp có thế mạnh ở Việt Nam, cũng như những thuận lợi, khó khăn và giải pháp để doanh nghiệp Pháp yên tâm vào đầu tư ở Việt Nam.
Nhiều câu hỏi về môi trường kinh doanh, đầu tư ở Việt Nam được doanh nghiệp Pháp đặt ra trong các cuộc thảo luận bàn tròn đã nhận được những câu trả lời thỏa đáng, xúc tích từ các chuyên gia kinh tế của Việt Nam.
Vùng Rhône-Alpes là vùng kinh tế đứng thứ hai ở Pháp, sau vùng thủ đô Ile de France, với giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu lớn.
Hiện vùng đã có văn phòng đại diện xúc tiến đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dự kiến vào tháng 10, Vùng Rhône-Alpes và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ký thỏa thuận hợp tác trong giai đoạn ba năm tới 2012-2015./.
Trung Dũng/Paris (Vietnam+)