Theo Phòng Kinh tế huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, 8 tháng năm nay, nghề nuôi trai ngọc ở huyện này đạt sản lượng hơn 60.200 viên, phục vụ nhu cầu mua sắm làm trang sức, làm quà kỷ niệm của khách du lịch đến đảo.
Tuy nhiên, nghề nuôi trai ngọc ở Phú Quốc đang dần dần bị mai một do thiếu quy hoạch và những giải pháp đầu tư phát triển đồng bộ.
Hiện do nguồn giống tự nhiên bị khai thác vô tội vạ nên ngày càng cạn kiệt; con giống nhân tạo chưa đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nuôi, tỷ lệ sống thấp, khoảng 20-30%, hiệu quả kinh tế kém; vốn đầu tư nuôi trai khá lớn, lại chưa thật sự bền vững, tiềm ẩn nhiều rủi ro; giá ngọc trai trên thị trường không còn hấp dẫn người nuôi.
Ngoài ra, Phú Quốc thiếu những chuyên gia nuôi cấy ngọc trai có kỹ thuật chuyên nghiệp, tay nghề cao, trong khi nghề này thuộc dạng "bí truyền," không dạy lại cho người khác ngoài gia đình.
Thợ lặn mò tìm con giống trai ngọc khan hiếm do hiện nay nhiều người bỏ nghề vì rủi ro cao, nguy hiểm đến tính mạng...
Sau hơn 15 năm hình thành và phát triển, hiện tại, đảo Phú Quốc chỉ còn hai cơ sở nuôi trai ngọc, nhưng chỉ hoạt động cầm chừng, ngành chức năng không kiểm soát được nghề nuôi này dưới lòng biển.
Sản phẩm ngọc trai tại đây qua chế tác thật và giả lẫn lộn, nhưng theo nhiều người hiểu biết về ngọc trai thì các sản phẩm phần lớn là hàng giả.
Tại thị trường Phú Quốc, các sản phẩm ngọc trai có giá cả chênh lệch nhau từ vài chục, vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng một viên ngọc.
Theo những người sành về ngọc trai, do lợi nhuận trước mắt khá cao, một số cơ sở kinh doanh đã mua ngọc trai từ nơi khác về lấy thương hiệu ngọc trai Phú Quốc bày bán.
Mặc dù tỉnh Kiên Giang có kế hoạch quy hoạch nuôi trai ngọc ở Phú Quốc trong những năm tới, nhưng tìm giải pháp hữu hiệu để đầu tư phát triển nghề này mang lại hiệu quả kinh tế, bền vững vẫn là vấn đề nan giải./.
Tuy nhiên, nghề nuôi trai ngọc ở Phú Quốc đang dần dần bị mai một do thiếu quy hoạch và những giải pháp đầu tư phát triển đồng bộ.
Hiện do nguồn giống tự nhiên bị khai thác vô tội vạ nên ngày càng cạn kiệt; con giống nhân tạo chưa đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nuôi, tỷ lệ sống thấp, khoảng 20-30%, hiệu quả kinh tế kém; vốn đầu tư nuôi trai khá lớn, lại chưa thật sự bền vững, tiềm ẩn nhiều rủi ro; giá ngọc trai trên thị trường không còn hấp dẫn người nuôi.
Ngoài ra, Phú Quốc thiếu những chuyên gia nuôi cấy ngọc trai có kỹ thuật chuyên nghiệp, tay nghề cao, trong khi nghề này thuộc dạng "bí truyền," không dạy lại cho người khác ngoài gia đình.
Thợ lặn mò tìm con giống trai ngọc khan hiếm do hiện nay nhiều người bỏ nghề vì rủi ro cao, nguy hiểm đến tính mạng...
Sau hơn 15 năm hình thành và phát triển, hiện tại, đảo Phú Quốc chỉ còn hai cơ sở nuôi trai ngọc, nhưng chỉ hoạt động cầm chừng, ngành chức năng không kiểm soát được nghề nuôi này dưới lòng biển.
Sản phẩm ngọc trai tại đây qua chế tác thật và giả lẫn lộn, nhưng theo nhiều người hiểu biết về ngọc trai thì các sản phẩm phần lớn là hàng giả.
Tại thị trường Phú Quốc, các sản phẩm ngọc trai có giá cả chênh lệch nhau từ vài chục, vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng một viên ngọc.
Theo những người sành về ngọc trai, do lợi nhuận trước mắt khá cao, một số cơ sở kinh doanh đã mua ngọc trai từ nơi khác về lấy thương hiệu ngọc trai Phú Quốc bày bán.
Mặc dù tỉnh Kiên Giang có kế hoạch quy hoạch nuôi trai ngọc ở Phú Quốc trong những năm tới, nhưng tìm giải pháp hữu hiệu để đầu tư phát triển nghề này mang lại hiệu quả kinh tế, bền vững vẫn là vấn đề nan giải./.
Lê Huy Hải (TTXVN/Vietnam+)