Nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam Bộ-Di sản Văn hóa Phi vật thể của Nhân loại

Đờn ca Tài tử gắn bó với đời sống người dân Nam Bộ, từ những ngày đầu mở đất, là hơi thở, tiếng lòng, sức sống mãnh liệt của những con người trọng nghĩa khinh tài, đậm tính nhân văn vùng sông nước.

nghe-thuat-don-ca-tai-tu-nam-bo-7606.jpg

Cách đây tròn 10 năm, ngày 5/12/2013, Đờn ca Tài tử - một loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng đất Nam Bộ đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của Nhân loại.

Đờn ca Tài tử gắn bó với đời sống của người dân Nam Bộ, từ những ngày đầu mở đất, là hơi thở, là tiếng lòng, là sức sống mãnh liệt của những con người trọng nghĩa khinh tài, đậm tính nhân văn của vùng sông nước giàu hoa trái và trí dũng miền Nam.

Đây là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ, là nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động.

Về trang phục, những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau nên thường chỉ mặc các loại thường phục khi tham gia trình diễn. Khi nào diễn ở đình, miếu hoặc trên sân khấu họ mới mặc các trang phục biểu diễn.

Những năm gần đây, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nên các nhóm nhạc tài tử hợp lại với nhau thành các Câu lạc bộ Đờn ca Tài tử mang tính bán chuyên nghiệp. Bên cạnh nghề nghiệp chính, họ phục vụ văn nghệ khi có yêu cầu./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục