Châu Âu và Mỹ đang trong tiến trình thảo luận nhằm tiến tới một Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương. Tuy nhiên, nghi án nghe lén điện thoại của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) đối với các nhà lãnh đạo châu Âu, xảy ra đúng giai đoạn nhạy cảm, đang đe doạ phá hỏng thỏa thuận thương mại mang tính lịch sử này.
Châu Âu từng gọi dự án đối tác xuyên Thái Bình Dương nói trên là cơ hội "trăm năm có một" và là thoả thuận thương mại lớn nhất thế giới, bởi việc đạt được FTA giữa EU và Mỹ sẽ giúp hạ thấp hàng rào thuế quan cho các sản phẩm từ châu Âu vào Mỹ và ngược lại; mở ra những thị trường mới, đồng thời giúp tạo ra hàng nghìn việc làm cho cả hai phía.
Cuộc đàm phán đầu tiên về FTA song phương đã diễn ra trong tháng 7/2013 và cuộc gặp tiếp theo dự kiến được tiến hành trong tháng 10 này, song đã bị hủy do tình trạng bế tắc ngân sách ở Mỹ. Theo kế hoạch, cuộc đàm phán sẽ được nối lại vào tháng 12 tới, nhưng cho tới nay, vẫn chưa có thông báo về thời điểm cụ thể.
Tuy nhiên, đúng vào giai đoạn nhạy cảm này xảy ra nghi án cơ quan mật vụ Mỹ nghe lén điện thoại các nhà lãnh đạo châu Âu. Ủy viên EU phụ trách Tư pháp Viviane Reding khẳng định EU và Mỹ khó có thể đạt được những dự án lịch sử như FTA khi hai bên không có lòng tin lẫn nhau.
Bà cũng kêu gọi cần có biện pháp mạnh mẽ và thống nhất trong EU với vấn đề an ninh dữ liệu. Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz thậm chí yêu cầu đình chỉ các cuộc đàm phán về FTA với Mỹ. Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh nếu thông tin Mỹ nghe lén điện thoại di động của bà là đúng, điều này sẽ phủ bóng lên quan hệ Berlin-Washington, đồng thời kêu gọi hai bên cần gây dựng lại lòng tin sau vụ việc này.
Chủ tịch đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) Sigmar Gabriel, đối tác đàm phán liên minh cầm quyền với liên đảng bảo thủ của bà Merkel, cũng khẳng định EU không thể ký kết FTA với quốc gia xâm phạm quyền tự do công dân của mình.
Theo chuyên gia kinh tế Josef Braml thuộc Tổ chức Chính sách đối ngoại Đức, lý do Mỹ nghe lén điện thoại của Thủ tướng Merkel xuất phát từ vấn đề kinh tế. Theo ông, đây là dấu hiệu chứng tỏ nguy cơ cạnh tranh giữa Mỹ và Đức trong các vấn đề kinh tế và tiền tệ đã bắt đầu khi Berlin ngày càng chứng tỏ khả năng chi phối của mình trong EU và các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone)./.
Châu Âu từng gọi dự án đối tác xuyên Thái Bình Dương nói trên là cơ hội "trăm năm có một" và là thoả thuận thương mại lớn nhất thế giới, bởi việc đạt được FTA giữa EU và Mỹ sẽ giúp hạ thấp hàng rào thuế quan cho các sản phẩm từ châu Âu vào Mỹ và ngược lại; mở ra những thị trường mới, đồng thời giúp tạo ra hàng nghìn việc làm cho cả hai phía.
Cuộc đàm phán đầu tiên về FTA song phương đã diễn ra trong tháng 7/2013 và cuộc gặp tiếp theo dự kiến được tiến hành trong tháng 10 này, song đã bị hủy do tình trạng bế tắc ngân sách ở Mỹ. Theo kế hoạch, cuộc đàm phán sẽ được nối lại vào tháng 12 tới, nhưng cho tới nay, vẫn chưa có thông báo về thời điểm cụ thể.
Tuy nhiên, đúng vào giai đoạn nhạy cảm này xảy ra nghi án cơ quan mật vụ Mỹ nghe lén điện thoại các nhà lãnh đạo châu Âu. Ủy viên EU phụ trách Tư pháp Viviane Reding khẳng định EU và Mỹ khó có thể đạt được những dự án lịch sử như FTA khi hai bên không có lòng tin lẫn nhau.
Bà cũng kêu gọi cần có biện pháp mạnh mẽ và thống nhất trong EU với vấn đề an ninh dữ liệu. Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz thậm chí yêu cầu đình chỉ các cuộc đàm phán về FTA với Mỹ. Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh nếu thông tin Mỹ nghe lén điện thoại di động của bà là đúng, điều này sẽ phủ bóng lên quan hệ Berlin-Washington, đồng thời kêu gọi hai bên cần gây dựng lại lòng tin sau vụ việc này.
Chủ tịch đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) Sigmar Gabriel, đối tác đàm phán liên minh cầm quyền với liên đảng bảo thủ của bà Merkel, cũng khẳng định EU không thể ký kết FTA với quốc gia xâm phạm quyền tự do công dân của mình.
Theo chuyên gia kinh tế Josef Braml thuộc Tổ chức Chính sách đối ngoại Đức, lý do Mỹ nghe lén điện thoại của Thủ tướng Merkel xuất phát từ vấn đề kinh tế. Theo ông, đây là dấu hiệu chứng tỏ nguy cơ cạnh tranh giữa Mỹ và Đức trong các vấn đề kinh tế và tiền tệ đã bắt đầu khi Berlin ngày càng chứng tỏ khả năng chi phối của mình trong EU và các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone)./.
(TTXVN)