Huyện miền núi-dân tộc Đakrông (Quảng Trị) là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước theo Nghị quyết 30a của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững.
Sau 3 năm triển khai Nghị quyết 30a, công tác xóa đói, giảm nghèo ở huyện Đakrông đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống người dân được cải thiện rõ nét.
Được thành lập ngày tháng 1/1997 trên cơ sở chia tách từ huyện Hướng Hóa, Đakrông có phần đông dân số là đồng bào người dân tộc Pa Cô và Vân Kiều, với trên 80% dân số và tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm trên 70%.
Nghị quyết 30a được triển khai ở huyện Đakrông được xem như nguồn lực thúc đẩy trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Bà Hồ Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Đakrông cho biết, Nghị quyết 30a được triển khai tại Đakrông chưa lâu nhưng đã phát huy hiệu quả rõ nét. Nhiều công trình phúc lợi được xây dựng, hệ thống trường học, đường sá ngày càng được hoàn thiện, khang trang hơn, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển biến tích cực trong từng ngành kinh tế và phát triển theo hướng hàng hóa. Cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế,...
Ông Lê Xuân Quyền, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Đakrông cho biết, ngay từ khi Nghị quyết được triển khai, huyện đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc. Huyện đã khai thác tốt các thế mạnh của địa phương; đưa ra các biện pháp phát triển kinh tế, tăng thu nhập nhằm ổn định cuộc sống cho người dân.
Đến nay, huyện đã giao trên 880ha đất để người dân trồng rừng sản xuất; triển khai giao khoán 3.440 ha rừng tự nhiên cho các hộ gia đình chăm sóc, bảo vệ. Diện tích rừng trồng tăng bình quân mỗi năm 553 ha rừng, nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt 62%. Tổng diện tích gieo trồng các loại cây đạt hơn 6.000 ha, đạt tổng sản lượng lương thực có hạt là 5.500 tấn,…
Thực hiện Nghị quyết 30a, bình quân mỗi năm huyện Đakrông đã tạo việc làm mới cho khoảng 700 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 24%, trong đó đào tạo nghề là 13,2%. Đặc biệt, trong vòng 3 năm trở lại đây, huyện đã thực hiện xuất khẩu lao động được 325 lao động tại các nước, trong đó có khoảng 50% số lao động xuất khẩu có nguồn thu nhập khá giúp gia đình thoát nghèo.
Nghị quyết 30a đã góp phần tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo ở Đakrông. Đến nay, trên địa bàn huyện không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 48% trước khi Nghị quyết được triển khai xuống còn dưới 30% hiện nay. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 0,7 triệu đồng (năm 1997) lên 4,71 triệu đồng vào năm 2011. Toàn huyện đã có trên 85% hộ gia đình được dùng điện lưới quốc gia; 70% hộ gia đình được sử dụng nước hợp vệ sinh; Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường đạt trên 95% và 100% các thôn, bản và cơ quan, đơn vị đã phát động xây dựng làng văn hóa, đơn vị văn hóa.
Huyện Đakrông xác định công cuộc giảm nghèo nhanh, bền vững đối với huyện là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu. Trong thời gian tới, huyện sẽ chỉ đạo sâu, sát các cơ quan, ban ngành liên quan được Ủy ban Nhân dân huyện giao trách nhiệm quản lý trực tiếp thực hiện các nguồn vốn có giải pháp tích cực, quyết liệt để đẩy nhanh tiến độ và giải ngân kịp thời nguồn vốn, đạt hiệu quả đầu tư cao./.
Sau 3 năm triển khai Nghị quyết 30a, công tác xóa đói, giảm nghèo ở huyện Đakrông đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống người dân được cải thiện rõ nét.
Được thành lập ngày tháng 1/1997 trên cơ sở chia tách từ huyện Hướng Hóa, Đakrông có phần đông dân số là đồng bào người dân tộc Pa Cô và Vân Kiều, với trên 80% dân số và tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm trên 70%.
Nghị quyết 30a được triển khai ở huyện Đakrông được xem như nguồn lực thúc đẩy trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Bà Hồ Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Đakrông cho biết, Nghị quyết 30a được triển khai tại Đakrông chưa lâu nhưng đã phát huy hiệu quả rõ nét. Nhiều công trình phúc lợi được xây dựng, hệ thống trường học, đường sá ngày càng được hoàn thiện, khang trang hơn, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển biến tích cực trong từng ngành kinh tế và phát triển theo hướng hàng hóa. Cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế,...
Ông Lê Xuân Quyền, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Đakrông cho biết, ngay từ khi Nghị quyết được triển khai, huyện đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc. Huyện đã khai thác tốt các thế mạnh của địa phương; đưa ra các biện pháp phát triển kinh tế, tăng thu nhập nhằm ổn định cuộc sống cho người dân.
Đến nay, huyện đã giao trên 880ha đất để người dân trồng rừng sản xuất; triển khai giao khoán 3.440 ha rừng tự nhiên cho các hộ gia đình chăm sóc, bảo vệ. Diện tích rừng trồng tăng bình quân mỗi năm 553 ha rừng, nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt 62%. Tổng diện tích gieo trồng các loại cây đạt hơn 6.000 ha, đạt tổng sản lượng lương thực có hạt là 5.500 tấn,…
Thực hiện Nghị quyết 30a, bình quân mỗi năm huyện Đakrông đã tạo việc làm mới cho khoảng 700 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 24%, trong đó đào tạo nghề là 13,2%. Đặc biệt, trong vòng 3 năm trở lại đây, huyện đã thực hiện xuất khẩu lao động được 325 lao động tại các nước, trong đó có khoảng 50% số lao động xuất khẩu có nguồn thu nhập khá giúp gia đình thoát nghèo.
Nghị quyết 30a đã góp phần tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo ở Đakrông. Đến nay, trên địa bàn huyện không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 48% trước khi Nghị quyết được triển khai xuống còn dưới 30% hiện nay. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 0,7 triệu đồng (năm 1997) lên 4,71 triệu đồng vào năm 2011. Toàn huyện đã có trên 85% hộ gia đình được dùng điện lưới quốc gia; 70% hộ gia đình được sử dụng nước hợp vệ sinh; Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường đạt trên 95% và 100% các thôn, bản và cơ quan, đơn vị đã phát động xây dựng làng văn hóa, đơn vị văn hóa.
Huyện Đakrông xác định công cuộc giảm nghèo nhanh, bền vững đối với huyện là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu. Trong thời gian tới, huyện sẽ chỉ đạo sâu, sát các cơ quan, ban ngành liên quan được Ủy ban Nhân dân huyện giao trách nhiệm quản lý trực tiếp thực hiện các nguồn vốn có giải pháp tích cực, quyết liệt để đẩy nhanh tiến độ và giải ngân kịp thời nguồn vốn, đạt hiệu quả đầu tư cao./.
Vương Lợi (TTXVN/Vietnam+)