Nhiều nghị sỹ Ai Cập đã tổ chức một phiên họp tại quảng trường trung tâm Tahrir của thủ đô Cairo đêm 19/6 sau khi cảnh sát ngăn họ vào tòa nhà quốc hội.
Nghị sỹ Mohamed al-Beltagy thuộc Đảng Tự do và Công lý (FJP) của Anh em Hồi giáo tuyên bố: "Hội đồng quân sự không có quyền giải tán quốc hội," cho rằng nhân dân Ai Cập đang chờ ứng cử viên Mohamed Morsy tuyên thệ tổng thống tại quảng trường Tahrir.
Cùng lúc, hàng nghìn người biểu tình đã đổ về Tahrir để phản đối Tuyên bố Hiến pháp bổ sung vừa ban hành cho phép quân đội có quyền lực lớn hơn sau khi chuyển giao quyền lực cho một tổng thống dân sự. Các cuộc biểu tình được tổ chức tại nhiều điểm ở Cairo và tuần hành về quảng trường Tahrir.
Anh em Hồi giáo đã huy động hàng nghìn thành viên của tổ chức này từ các tỉnh đổ về Cairo để tham gia cuộc biểu tình. Người biểu tình hô các khẩu hiệu chống hội đồng quân sự cầm quyền, phản đối việc giải tán quốc hội và sắc lệnh của Bộ Quốc phòng cho phép quân cảnh điều tra và bắt giữ thường dân.
Các nhóm tham gia cuộc biểu tình gồm nhiều lực lượng chính trị Hồi giáo như đảng FJP, Nour Salafi, Đảng Hồi giáo ôn hòa Wasat, Jamaa al-Islamiya, Phong trào thanh niên 6/4 và Xã hội Cách mạng.
Cũng trong ngày 19/6, các nguồn tin chính thức với Anh em Hồi giáo và Đảng Tự do và Công lý (FJP) của tổ chức này cho biết các thủ lĩnh của lực lượng này đang chuẩn bị một danh sách những nhân vật bên ngoài Anh em Hồi giáo để đưa vào chính phủ mới
Những nguồn tin giấu tên này còn phủ nhận Khairat al-Shater, phó thủ lĩnh có ảnh hưởng của Anh em Hồi giáo, sẽ đóng vai trò thành lập chính phủ kế tiếp, song cho biết ông Shater sẽ tổ chức đối thoại về Kế hoạch phục hưng của ứng cử viên tổng thống Mohamed Morsy để hoàn tất dự án và trình bày trước chính phủ.
Những nhân vật danh tiếng được cân nhắc trong nội các chính phủ là Ahmed Maher thuộc Phong trào thanh niên 6/4, nhà hoạt động Wael Ghonim, người phát ngôn Đảng Nour Salafi Nader Bakkar, một số thành viên chiến dịch tổng thống của cựu ứng cử viên Hamdin Sabahi, cựu nghị sỹ độc lập Amr Hamzawy, giáo sư Đại học Cairo Abdel Fattah và luật sư Noha al-Zeiny.
Trước đó, Phó Chủ tịch FJP Essam al-Erian đã phủ nhận thông tin về việc đảng này đang tham vấn các nhóm chính trị về việc thành lập một nội các mới. Ông Erian cho rằng việc thành lập nội các mới sẽ là trách nhiệm của tân tổng thống.
Cùng ngày, luật sư Mohamed Shehata đã khiếu nại lên Tòa án Hành chính tối cao Ai Cập, cho rằng tổ chức Anh em Hồi giáo đã tiến hành bất hợp pháp các hoạt động chính trị và xã hội kể từ những năm 1930 bất chấp việc bị cấm hoạt động chính trị từ năm 1954.
Luật sư Shehata khẳng định nhóm Hồi giáo lớn nhất Ai Cập này đã không tuân thủ đạo luật năm 2002 về chức năng của các tổ chức phi chính phủ, theo đó cấm những nhóm như vậy hoạt động như các đảng chính trị dựa trên tôn giáo. Hình phạt đối với việc không tuân thủ luật này là giải tán tổ chức.
Ông Shehata còn kêu gọi đóng cửa các trụ sở của nhóm này và phong tỏa tài khoản ngân hàng của Anh em Hồi giáo. Ông Shehata đã tham gia vụ kiện dẫn đến việc giải tán Hội đồng Lập hiến đầu tiên do phe Hồi giáo chiếm đa số hồi năm ngoái.
Động thái này là một thách thức khác đối với Anh em Hồi giáo, sau quyết định của Tòa án Hiến pháp tối cao về giải tán quốc hội - cơ quan do Đảng Tự do và Công lý của Anh em Hồi giáo chi phối. Tòa án Hành chính tối cao sẽ mở phiên tòa về việc giải tán tổ chức Anh em Hồi giáo vào ngày 1/9 tới./.
Nghị sỹ Mohamed al-Beltagy thuộc Đảng Tự do và Công lý (FJP) của Anh em Hồi giáo tuyên bố: "Hội đồng quân sự không có quyền giải tán quốc hội," cho rằng nhân dân Ai Cập đang chờ ứng cử viên Mohamed Morsy tuyên thệ tổng thống tại quảng trường Tahrir.
Cùng lúc, hàng nghìn người biểu tình đã đổ về Tahrir để phản đối Tuyên bố Hiến pháp bổ sung vừa ban hành cho phép quân đội có quyền lực lớn hơn sau khi chuyển giao quyền lực cho một tổng thống dân sự. Các cuộc biểu tình được tổ chức tại nhiều điểm ở Cairo và tuần hành về quảng trường Tahrir.
Anh em Hồi giáo đã huy động hàng nghìn thành viên của tổ chức này từ các tỉnh đổ về Cairo để tham gia cuộc biểu tình. Người biểu tình hô các khẩu hiệu chống hội đồng quân sự cầm quyền, phản đối việc giải tán quốc hội và sắc lệnh của Bộ Quốc phòng cho phép quân cảnh điều tra và bắt giữ thường dân.
Các nhóm tham gia cuộc biểu tình gồm nhiều lực lượng chính trị Hồi giáo như đảng FJP, Nour Salafi, Đảng Hồi giáo ôn hòa Wasat, Jamaa al-Islamiya, Phong trào thanh niên 6/4 và Xã hội Cách mạng.
Cũng trong ngày 19/6, các nguồn tin chính thức với Anh em Hồi giáo và Đảng Tự do và Công lý (FJP) của tổ chức này cho biết các thủ lĩnh của lực lượng này đang chuẩn bị một danh sách những nhân vật bên ngoài Anh em Hồi giáo để đưa vào chính phủ mới
Những nguồn tin giấu tên này còn phủ nhận Khairat al-Shater, phó thủ lĩnh có ảnh hưởng của Anh em Hồi giáo, sẽ đóng vai trò thành lập chính phủ kế tiếp, song cho biết ông Shater sẽ tổ chức đối thoại về Kế hoạch phục hưng của ứng cử viên tổng thống Mohamed Morsy để hoàn tất dự án và trình bày trước chính phủ.
Những nhân vật danh tiếng được cân nhắc trong nội các chính phủ là Ahmed Maher thuộc Phong trào thanh niên 6/4, nhà hoạt động Wael Ghonim, người phát ngôn Đảng Nour Salafi Nader Bakkar, một số thành viên chiến dịch tổng thống của cựu ứng cử viên Hamdin Sabahi, cựu nghị sỹ độc lập Amr Hamzawy, giáo sư Đại học Cairo Abdel Fattah và luật sư Noha al-Zeiny.
Trước đó, Phó Chủ tịch FJP Essam al-Erian đã phủ nhận thông tin về việc đảng này đang tham vấn các nhóm chính trị về việc thành lập một nội các mới. Ông Erian cho rằng việc thành lập nội các mới sẽ là trách nhiệm của tân tổng thống.
Cùng ngày, luật sư Mohamed Shehata đã khiếu nại lên Tòa án Hành chính tối cao Ai Cập, cho rằng tổ chức Anh em Hồi giáo đã tiến hành bất hợp pháp các hoạt động chính trị và xã hội kể từ những năm 1930 bất chấp việc bị cấm hoạt động chính trị từ năm 1954.
Luật sư Shehata khẳng định nhóm Hồi giáo lớn nhất Ai Cập này đã không tuân thủ đạo luật năm 2002 về chức năng của các tổ chức phi chính phủ, theo đó cấm những nhóm như vậy hoạt động như các đảng chính trị dựa trên tôn giáo. Hình phạt đối với việc không tuân thủ luật này là giải tán tổ chức.
Ông Shehata còn kêu gọi đóng cửa các trụ sở của nhóm này và phong tỏa tài khoản ngân hàng của Anh em Hồi giáo. Ông Shehata đã tham gia vụ kiện dẫn đến việc giải tán Hội đồng Lập hiến đầu tiên do phe Hồi giáo chiếm đa số hồi năm ngoái.
Động thái này là một thách thức khác đối với Anh em Hồi giáo, sau quyết định của Tòa án Hiến pháp tối cao về giải tán quốc hội - cơ quan do Đảng Tự do và Công lý của Anh em Hồi giáo chi phối. Tòa án Hành chính tối cao sẽ mở phiên tòa về việc giải tán tổ chức Anh em Hồi giáo vào ngày 1/9 tới./.
(Vietnam+)